Gửi Câu Hỏi

Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi vì sao? Cần Xử lý như thế nào?

Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi có phải là một biểu hiện bất thường không? Hiện tượng này vẫn thường xuyên xảy ra khiến nhiều phụ huynh hoang mang. Nhiều bà mẹ chia sẻ sự lo lắng không biết liệu trẻ đánh hơi có phải do họ cho con ăn sai cách hay còn lý do nào khác chưa được biết đến. Các chuyên gia chỉ ra rằng bé được 3-4 tháng tuổi sẽ không còn vặn mình đánh hơi.

Tuy nhiên, khi con được 5-6 tuần tuổi, bé sơ sinh vặn mình xì hơi nhiều lại là chuyện bình thường. Khoảng thời gian này cho thấy điều gì và ba mẹ nên xử lý ra sao? Hãy cùng tham khảo thông tin hữu ích dưới đây.

1/ Tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi

Khi trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi, con sẽ có biểu hiện tức bụng, đầy hơi và quấy khóc. Đôi khi, cơn đau sẽ khiến con khó kiểm soát và không tể tự xoa dịu bản thân.

Về cơ bản, cho dù bé đánh hơi tới 10-23 lần một ngày vẫn là tình trạng bình thường. Tuy nhiên, ngoài đánh hơi, nếu con có biểu hiện ợ hơi, đầy bụng, khó ngủ, sốt cao liên tục, có thể con đang mắc bệnh lý tiềm ẩn nào đó.

Dấu hiệu sinh lý bình thường

Trẻ sơ sinh vặn mình đánh hơi liên tục trong khoảng vài phút và hiện tượng này thường sẽ kéo dài trong 2-3 tháng. Đây được coi là biểu hiện sinh lý bình thường nếu con chỉ có các triệu chứng phổ biến như: giật mình, vặn mình, uốn mình, quấy khóc, đi tiểu, đỏ mặt và đánh hơi.

trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi

Nguy cơ mắc bệnh lý

Trong trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi có đi kèm một số biểu hiện sau, có thể con đang mắc bệnh lý như co thắt thanh quản hay thiếu hụt canxi:

+ Nôn ói, nấc cut, đổ nhiều mồ hôi, rụng tóc, chậm mọc răng

+ Vặn mình, gồng mình, co giật

+ Nóng ngứa, tổn thương da

Với những biểu hiện này, trẻ dường như đang gặp phải bệnh lý nghiêm trọng dễ gây ảnh hưởng đến da và tóc, làm kìm hãm sự phát triển của trẻ.

2/ Nguyên nhân khiến bé vặn mình đánh hơi nhiều

Trừ những trường hợp ngoại lệ, việc trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi là phản xạ bình thường và tự nhiên. Theo lý giải, khi mới sinh ra, các tế bào thần kinh trung ương chưa hoàn thiện, do vậy phần dưới vỏ não sẽ hoạt động mạnh mẽ. Lúc này, con cần hoạt động chân tay và vặn mình.

Đó là một cách tập thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Đôi khi hiện tượng vặn mình và đánh hơi cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác, mà ba mẹ không để ý.

nguyên nhân bé vặn mình đánh hơi

Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt và nhạy cảm. Đồng thời, nhóm cơ hỗ trợ tiêu hóa vẫn chưa thể phát huy khả năng. Lúc này sữa mẹ cùng không khí sẽ trôi qua miệng trẻ rồi đi vào hệ tiêu hóa rất nhanh.

Phản xạ với hiện tượng này, trẻ bị tức bụng dẫn đến đầy hơi. Kết quả là bé vặn mình đánh hơi để thải ra lượng khí dư thừa.

Cho con bú sai cách

Khi con bú không đúng cách, con sẽ nuốt phải nhiều không khí từ bên ngoài. Điều này khiến không khí trong đường ruột và đòi hỏi bé đánh hơi để giải phóng cho bụng. Các chuyên gia khuyên rằng mẹ nên để đầu bé cao hơn thân người một chút, cho dù đó là bú sữa mẹ hay bú bình.

trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi

Thức ăn của bé có vấn đề

Trong một số trường hợp trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi có thể xuất phát do thức ăn mà bạn cho bé ăn. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng này:

+ Do trẻ bú nhiều lớp sữa đầu: Lớp sữa đầu giàu lactose - chất gây rối loạn tiêu hóa. Khi bú nhiều lớp sữa đầu, trẻ rất dễ xì hơi.

+ Dị ứng với protein sữa: Một số trẻ bị dị ứng với protein có trong sữa bò. Khi bị dị ứng, trẻ cũng hay vặn mình xì hơi.

+ Bé ăn dặm từ quá sớm: Ăn dặm sớm sẽ gây áp lực lên đường ruột khiến trẻ sơ sinh vặn mình đánh hơi, thậm chí tiêu chảy.

+ Bé ăn đồ ăn dặm khó tiêu: Những món ăn không chứa nhiều xơ, khó tiêu sẽ khiến trẻ tức bụng và đầy hơi.

+ Bé ăn thực phẩm không đảm bảo: Đồ ăn ôi thiu, không an toàn vệ sinh sẽ tạo ra nhiều khí hơi và khiến bé xì hơi.

+ Bé uống nhiều nước hoa quả: Đây là nguyên nhân rất ít người để tâm vì nghĩ nước trái cây đều tốt cho bé. Thực tế không phải. Cam và chanh có thể tạo ra nhiều bọt khí trong dạ dày, do đó trẻ sơ sinh uống nước này sẽ thường xuyên vặn mình đánh hơi.

Do thức ăn của mẹ

Khi mẹ ăn các loại thực phẩm chế biến từ cải bắp, măng tây, súp lơ, cà chua, khoai tây, sữa hay trứng... con bú sữa mẹ sẽ vặn mình đánh hơi. Đây là những thực phẩm có liên quan đến tình trạng xì hơi ở trẻ.

Ảnh hưởng từ môi trường xung quanh

Trong những ngày tháng đầu đời, trẻ sơ sinh sẽ học cách thích nghi với môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, cơ thể con nhạy cảm trước mọi yếu tố và những tác động xung quanh sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến nhận thức và sức khỏe của trẻ.

do môi trường xung quanh

Khi bị căng thẳng hay chịu tác động từ yếu tố gây kích thích, hệ tiêu hóa của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Phản xạ với hiện tượng này, trẻ sẽ có biểu hiện vặn mình, đánh hơi, khó chịu, quấy khóc...

3/ Cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi

Mặc dù trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi là bình thường, nhưng ba mẹ không nên để tình trạng này kéo dài. Thay vì không làm gì, phụ huynh hoàn toàn có thể áp dụng một số mẹo xử lý sau để giúp bé dễ chịu và ngủ ngon, ít xì hơi hơn.

Massage bụng cho bé

Em bé đánh hơi vì đầy bụng khó chịu. Do đó, massage là một cách tốt mà mẹ có thể làm giúp con. Hãy xoa bóp nhẹ nhàng và vuốt ve bụng bé theo chiều kim đồng hồ. Bằng cách này, trẻ sẽ dễ ngủ và khí huyết lưu thông dễ dàng.

cách xử lý cho trẻ

Chườm ấm bụng bé

Để giúp em bé cảm thấy dễ chịu hơn sau cơn đánh hơi, mẹ có thể dùng chiếc khăn thấm vào nước ấm và chườm lên bụng cho con. Đây là mẹo xử lý trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi rất đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao.

Tắm nắng cho trẻ

Như đã đề cập, trẻ vặn mình xì hơi cũng có thể do thiếu canxi. Để tăng cường vitamin D cho trẻ, mẹ hãy cho bé tắm nắng thường xuyên trong khoảng 10 phút vào khung giờ: trước 9 giờ sáng và sau 5h chiều.

Bổ sung canxi bằng thực phẩm

Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như cá hồi, phô mai, rau xanh, sữa chua... để con bú sữa cũng được hưởng lợi từ nguồn canxi này. Nếu bé đã ăn dặm, mẹ cũng cần chú ý bổ sung canxi vào chế độ ăn của con.

bổ sung canxi

Kiểm tra da bé

Vặn mình đánh hơi cũng là dấu hiệu cho thấy bé đang khó chịu ở đâu đó bên ngoài da. Hãy thường xuyên kiểm tra vùng da của bé xem có bị mẩn đỏ và viêm loét không. Để tránh gây tổn thương lên làn da non nớt của con, bạn không nên tự ý áp dụng những mẹo dân gian lạ lẫm. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi làm bất kỳ điều gì.

Vỗ về âu yếm bé

Khi con vặn mình quấy khóc, bạn nên ôm ấp con và hát ru để con cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Mẹo xử lý này có thể không trực tiếp giúp con hết đầy hơi nhưng sẽ góp phần giúp bé ngủ ngon và thư giãn.

Môi trường xung quanh sạch sẽ

Trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi có thể do nhạy cảm với môi trường. Tiếng ồn, nhiệt độ phòng hay bất kỳ tác động kích thích nào đều ít nhiều ảnh hưởng đến bé. Ba mẹ nên chủ động dọn dẹp sạch sẽ phòng ngủ và vệ sinh chăn gối để đảm bảo bé không tiếp xúc với vi khuẩn gây kích ứng da.

trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi

Chỉnh tư thế nằm của bé

Tư thế nằm cũng ít nhiều khiến bé vặn mình đánh hơi. Một mẹo khác ba mẹ có thể làm để giúp bé giảm thiểu tình trạng này hiệu quả là tập cho bé chơi trò "đạp xe". Hãy cho con nằm ngửa, rồi nâng chân con di chuyển như đang đạp xe. Cách xử lý này không chỉ tạo nên sự hứng thú cho bé mà còn giúp bé ít xì hơi và rướn mình hơn.

Về cơ bản, trẻ sơ sinh hay vặn mình đánh hơi là hiện tượng bình thường và ba mẹ không nên lo lắng nếu con vẫn sinh hoạt như thường ngày. Tuy nhiên, khi thấy tình trạng này diễn ra dài ngày hay bé đang xuất hiện những triệu chứng lạ, bạn cần đưa con đi khám vì có thể bé đang mắc bệnh lý nào đó. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình chăm con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9