Gửi Câu Hỏi

Trẻ sơ sinh ngủ giấc ngắn không sâu vì sao? Cách xử lý cần thiết

Trẻ sơ sinh ngủ giấc ngắn không sâu là biểu hiện do đâu? Bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng giải pháp gợi ý trong bài viết dưới đây để trẻ ngủ giấc ngon hơn. Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển thể chất và tinh thần của bé. Dễ thấy, trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian một ngày hoặc thậm chí cả ngày chỉ để ngủ. Em bé sẽ ngủ đêm dài hơn ban ngày khi đã được 4-6 tuần tuổi - lúc này con đã nhận thức được giấc ngủ ban ngày và ban đêm.

trẻ sơ sinh ngủ giấc ngắn không sâu

Tuỳ theo từng độ tuổi, giấc ngủ của bé sơ sinh sẽ kéo dài khác nhau. Ví dụ, khi bé được 1 tuổi, con sẽ cần tới 11 tiếng vào ban đêm và 2,5 tiếng ban ngày để ngủ, trong khi bé sơ sinh được 1 tháng tuổi sẽ ngủ 7 tiếng ban ngày và 8-9 tiếng ban đêm. Về cơ bản, khi trẻ ngủ giấc ngắn không sâu có thể hiểu như bé đang không có giấc ngủ đủ và không ngủ ngon. Điều này xảy ra có thể do nguyên nhân gì và có ảnh hưởng nào đến sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thông tin bên dưới.

1/ Trẻ sơ sinh ngủ giấc ngắn không sâu vì sao?

Có nhiều loại nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ giấc ngắn không sâu. Bé ngủ ít có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt, nguyên nhân sinh lý hay nghiêm trọng hơn là bé đang mắc bệnh lý nào đó.

Do bé bị đói hoặc ăn quá no

Trẻ sơ sinh nhanh thấy đói vì dạ dày nhỏ không thể chứa được nhiều thức ăn. Khi bị đói, bé sẽ có biểu hiện trằn trọc và khó ngủ dẫn đến giấc ngủ không sâu. Tuy nhiên, nếu cho bé ăn quá no, con cũng sẽ cảm thấy khó chịu gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.

do bé bị đối hoặc no

Do ảnh hưởng từ môi trường

Tiếng ồn là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nhỏ bị đánh thức trong lúc ngủ. Đặc biệt, khi con ngủ vào ban đêm (khoảng thời gian tĩnh lặng), chỉ cần tiếng động nhẹ cũng sẽ khiến bé ngủ không sâu giấc.

Phòng ngủ với ánh sáng quá chói cũng có thể khiến trẻ sơ sinh ngủ ngắn không sâu giấc. Theo lý giải, ánh sáng làm giảm sản xuất melatonin - đây là loại hooc môn giúp điều hòa sinh học thức - ngủ.

Do tã ướt, quần áo khó chịu

Tã của trẻ bị ướt hay quần áo không được sạch sẽ có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu dẫn đến ngủ không sâu. Đây là một trong những nguyên khá phổ biến mà ba mẹ thường quên mất không chú ý đến.

Trẻ không cảm thấy an toàn

Khi mới ra khỏi bụng mẹ để đến với môi trường hoàn toàn xa lạ, trẻ sơ sinh có thể khó thích nghi và thường xuyên thất bất an. Do đó, đây cũng là nguyên nhân dễ khiến con khó ngủ sâu giấc.

trẻ không thấy an toàn

Trẻ mắc bệnh lý

Một số loại bệnh lý như còi xương, nhiễm khuẩn đường mũi họng, bệnh nội khoa (viêm tai giữa, tâm thần, dạ dày thực quản), hay béo phì đều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

Về cơ bản, trẻ sơ sinh ngủ giấc ngắn không sâu chắc chắn do một nguyên nhân nào đó. Bên cạnh việc kiểm tra những yếu tố về sinh lý và thói quen, các mẹ cũng cần đặc biệt quan tâm tới các biểu hiện bất thưởng của bé như: có sốt, thở khò khè hay nôn trơ không... Từ đó, bạn hãy có những biện pháp cần thiết để cải thiện triệu chứng và giúp bé ngủ ngon hơn.

2/ Giấc ngủ ngắn của trẻ sơ sinh có ảnh hưởng gì không?

Khi bé có giấc ngủ ngắn không sâu đồng nghĩa rằng giấc ngủ của bé là chưa đủ số giờ như khuyến cáo. Hơn nữa, con cũng không có được giấc ngủ ngon vì thiếu ngủ.

Theo các chuyên gia, giấc ngủ ngắn của trẻ sơ sinh có thể gây nên cáu gắt, căng thẳng, và nếu kéo dài con sẽ thiếu tập trung học khi lớn lên. Hơn thế nữa, giấc ngủ ít cũng góp phần tạo ra lo lắng không đáng có và dễ dẫn đến trầm cảm.

Giấc ngủ còn có liên quan đến sự phát triển não bộ. Bộ não luôn cần được nghỉ ngơi đầy đủ để giải quyết các vấn đề sau một ngày dài mệt mỏi. Nói một cách tổng quan, giấc ngủ ngắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của con, ở cả mặt thể chất và tinh thần.

trẻ sơ sinh ngủ giấc ngắn không sâu

3/ Cách xử lý tình trạng trẻ ngủ giấc ngắn không sâu

Trẻ sơ sinh ngủ giấc ngắn không sâu về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của bé. Khi nghi ngờ con đang mắc bệnh lý nào đó gây mất ngủ, ba mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị cho bé kịp thời.

Ngoài ra, để giúp bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn, hãy tham khảo một số giải pháp hữu ích dưới đây.

Cho bé ăn đủ trước khi ngủ

Để giấc ngủ của bé không bị gián đoạn vì đói hoặc quá no, mẹ hãy cho con bú đủ trước khi con ngủ. Vì dạ dày của con nhỏ, nên sau vài giờ, mẹ hãy cho bé bú lại. Đôi khi, con sẽ tự tỉnh giấc đòi bú nếu thấy đói. Một điều cần lưu ý rằng bạn không nên để con ngủ một mạch 5 tiếng mà không cho bú.

cho bé ăn trước khi vào giấc

Chú ý thay tã và quấn chăn mỏng cho bé

Khi tè ướt trong đêm, bé sẽ cọ quậy tỏ ra khó chịu. Lúc này, mẹ hãy chú ý thay tã cho con để bé nhanh chóng trở lại giấc ngủ ngon.

Ngoài ra, mẹ cũng nên quấn một tấm chăn mỏng cho bé để tạo cảm giác an toàn cho con khi ngủ. Đâu là một mẹo vô cùng đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao vì tạo được cảm giác che chở cho bé giống như lúc con còn trong bụng mẹ. Từ đó, bé sẽ an tâm và đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

Ôm ấp, vỗ về bé

Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để nhận thức được giờ nên đi ngủ. Điều này nghĩa rằng bé chưa thể phân biết được thời gian ban ngày và ban đêm, nên đôi khi có thể tỉnh giấc lúc nửa đêm. Việc trẻ sơ sinh ngủ giấc ngắn không sâu vì thế cũng xảy ra khiến nhiều bà mẹ mất ngủ.

Để giúp con quay lại giấc ngủ ngon, các mẹ hãy ôm ấp, vỗ về và an ủi bé. Đây cũng là một cách tạo nên cảm giác an toàn để yên tâm tiếp tục ngủ.

trẻ sơ sinh ngủ giấc ngắn không sâu

Cho bé nghe nhạc

Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng có thể dễ ngủ hơn nếu nghe những giọng điệu lên xuống của một bài hát êm ru. Bạn hãy thử bật bài nhạc nhẹ nhàng cho bé nghe khi ngủ để xem bé có thích nghe và dễ ngủ hơn không. Đây là tín hiệu giống như lời hát ru từ mẹ để bé biết đã đến giờ cần đi ngủ.

Nhìn chung, trẻ sơ sinh ngủ giấc ngắn không sâu là hiện tượng vẫn thường gặp trong giai đoạn đầu đời. Các mẹ hãy chú ý nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này và từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Khi phát hiện thấy con có biểu hiện bất thường đi kèm,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9