Gửi Câu Hỏi

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay thổn thức và điều mẹ cần làm

Ba mẹ có thể sẽ lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh ngủ hay thổn thức, nhất là khi con chưa thể nói chuyện và bạn không biết chắc lý do tại sao con khóc. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này và mẹ có thể làm gì giúp bé ngủ ngon hơn?

1/ Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay thổn thức

trẻ sơ sinh ngủ hay thổn thức

Trẻ sơ sinh ngủ hay thổn thức, với những bé dưới 6 tháng tuổi thì đây là điều tương đối bình thường. Trẻ có thể quấy khóc, thổn thức khi ngủ, dễ tỉnh giấc về đêm cho tới khi được 3, 4 tháng tuổi - lúc quá trình tiết melatonin (hormon giấc ngủ) bắt đầu đi vào ổn định.

Do đó, ba mẹ không cần lo lắng quá mà hãy lên kế hoạch trước cho điều này để có đủ sức khoẻ chăm sóc bé và có khoảng thời gian chợp mắt khi có thể.

2/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay bị thổn thức

trẻ sơ sinh ngủ hay thổn thức

Giấc ngủ bình thường của chúng ta sẽ xen kẽ 2 chu kỳ: REM  (chuyển động mắt nhanh, được đánh dấu bằng các giấc mơ, chuyển động nhẹ...) và NREM (không chuyển động mắt, là lúc giấc ngủ sâu). Nếu bạn thấy bé thổn thức, thút thít thì có thể con đang trong giai đoạn REM này. Ở trẻ sơ sinh, giai đoạn REM sẽ nhiều hơn so sới người lớn nên mẹ sẽ thấy bé dễ thức giấc hay thổn thức, khóc về đêm hơn.

Bên cạnh nguyên nhân sinh lý bình thường của trẻ thì trong một số trường hợp, thổn thức khi ngủ là cách mà trẻ muốn biểu đạt một nhu cầu nào đó tới mẹ. Khi lớn hơn, trí tưởng tượng của trẻ phát triển, những điều mà trẻ tiếp xúc trong ngày có thể để lại những ấn tượng, cảm xúc và để lại những giấc mơ cả đẹp lẫn xấu, khiến bé thổn thức, khóc vào ban đêm.

Ngoài ra, khóc đêm cũng có thể do mất ngủ, thường gặp hơn khi trẻ đang phải trải qua giai đoạn hồi quy giấc ngủ khi bé được 4 tháng, 6 tháng, khoảng 8 - 10 tháng và một lần nữa lúc 12 tháng.

3/ Khi trẻ ngủ thổn thức cần làm gì?

Khi trẻ sơ sinh ngủ hay thổn thức, mẹ hãy:

  • Đứng từ xa quan sát để bé tự ngủ lại. Nếu bé không thể tự ngủ sau 2 - 3 phút, hãy đến bên dỗ dành bé
  • Kiểm tra không gian ngủ của bé và điều chỉnh phù hợp: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng...
  • Kiểm tra bé có bị ướt tã hay không
  • Chú ý đến các hoạt động trong ngày của bé xem có nguyên nhân nào làm bé lo lắng, sợ... để chủ ý phòng tránh

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ thỉnh thoảng khóc khi ngủ là điều hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu thấy điều này thường xuyên diễn ra, việc khóc dai dằng thành cơn và kéo dài hơn thì mẹ hãy liên hệ với bác sĩ.

Melatonin giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Nếu bé kèm theo khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ ít... mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho con. Đây là hormon giấc ngủ được tiết ra tự nhiên trong cơ thể, giúp dễ ngủ, ngủ ngon sâu giấc nhưng sáng dậy tỉnh táo. Đặc biệt, bổ sung melatonin là an toàn và không ảnh hưởng đến hệ thần kinh, không gây lệ thuộc.

Như vậy, trẻ sơ sinh ngủ hay thổn thức thường không phải tình trạng đáng lo ngại, nhưng mẹ hãy chú ý tới các yếu tố khách quan bên ngoài để điều chỉnh sao cho phù hợp, giúp bé ngủ ngon sâu giấc hơn. Và hãy nhớ rằng, con trẻ cũng đang trong quá trình học ăn, học ngủ. Mong rằng mẹ sẽ không cảm thấy áp lực khi dỗ bé ngủ, đừng quá khắt khe với bản thân mẹ nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://www.whattoexpect.com/first-year/sleep/baby-crying-in-sleep/
  • https://www.nct.org.uk/baby-toddler/crying/why-does-my-baby-cry-their-sleep
  • https://www.childrenscolorado.org/conditions-and-advice/parenting/parenting-articles/baby-crying-sleep/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9