Gửi Câu Hỏi

Trẻ sơ sinh ngủ mắt lờ đờ là biểu hiện gì? Có ảnh hưởng gì không

Khi trẻ sơ sinh ngủ mắt lờ đờ không sâu giấc với đôi mắt lơ mơ có phải là một lời cảnh báo nào đó không? Rất nhiều bà mẹ đang lo lắng về hiện tượng hay gặp này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con. Trẻ sơ sinh không thể nói ra cảm xúc của mình. Do đó, người lớn luôn phải cảnh giác với các dấu hiệu cảnh báo bệnh tật. Một số thay đổi trong hành vi có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy con bạn không được khỏe.

1/ Trẻ sơ sinh ngủ mắt lờ đờ vì sao?

Trong lúc ngủ, nhiều trẻ sơ sinh vẫn mở mắt hoặc một số khác mắt còn lờ đờ không nhắm hẳn. Nhiều phụ huynh lo lắng rằng con đang mệt mỏi hay mắc một số bệnh lý tiềm ẩn chưa thể phát hiện. Sự nghi ngờ của cha mẹ là có thể hiểu được tuy nhiên không nên quá hoang mang vì hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ mắt lờ đờ vẫn thường xảy ra.

Bé đang trong giai đoạn phát triển

Hiện tượng ngủ mắt nhắm mắt mở lờ đờ vẫn thường hay gặp ở trẻ sơ sinh. Hầu hết các trường hợp được xem là tự nhiên đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua.

- Giai đoạn REM cử động mắt nhanh

Trẻ sơ sinh sẽ trải qua từng giai đoạn ngủ khác nhau. Khi ở giai đoạn REM - ngủ nhanh, trẻ thường cử động mắt nhanh, nửa ngủ nửa thức. Theo đó, hiện tượng trong giấc ngủ mắt mở lờ đờ vẫn thường xuyên diễn ra.

Hầu hết em bé đều dành 15-18 tiếng một ngày cho giấc ngủ này. Ngoài 8 tiếng ngủ sâu thật sự, bé sẽ ngủ lơ mơ trong thời gian còn lại. Ba mẹ hãy yên tâm vì đây là giai đoạn bé nào cũng cần trải qua để phát triển bình thường.

trẻ sơ sinh ngủ mắt lờ đờ

- Giai đoạn NON REM cử động mắt chậm

Trong giai đoạn này, biểu hiện mắt lơ mơ khi ngủ ở các bé sơ sinh xảy ra rõ rệt nhất. Khi buồn ngủ, mí mắt bé sụp xuống, ngáp miệng và nhìn vô định. Sau đó, con vẫn cử động, vặn mình và ọ ẹ trước khi chìm vào giấc ngủ sâu. Thông thường, tình trạng trẻ sơ sinh ngủ mắt lờ đờ sẽ kết thúc khi bé được 3 tháng tuổi.

Bé ngủ không ngon giấc

Ngoài ra, có thể lý giải nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh ngủ nhưng mắt vẫn lờ đờ là do trẻ ngủ chưa được sâu giấc, giấc ngủ không ngon. Lúc này, con vẫn đang trong cơn miên man và chưa thật sự đi sâu vào giấc ngủ ngon.

bé ngủ không ngon giấc

Em bé đang mệt mỏi

Các chuyên gia cũng cho rằng em bé có thể giống như người lớn. Khi mệt mỏi, đôi mắt chúng sẽ lờ đờ trong lúc ngủ như một dấu hiệu cho thấy sự khó ngủ và trằn trọc. Mệt mỏi ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: chơi đùa nhiều vào ban ngày, thiếu dinh dưỡng, hay nghiêm trọng hơn là mắc các bệnh lý làm ảnh hưởng tới sức khỏe.

2/ Khi trẻ ngủ mắt lờ đờ có ảnh hưởng gì không

Trẻ ngủ mắt lờ đờ là hiện tượng tự nhiên vẫn thường xảy ra. Do vậy, tình trạng này không gây nên những ảnh hưởng đáng lo ngại nào cho bé. Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ ngủ nhưng vẫn lờ đờ là vô hại. Đôi khi, con có thể đang gặp vấn đề về bệnh lý nào đó nhưng chưa bộc lộ rõ các triệu chứng.

Về cơ bản, trẻ hơn 3 tháng tuổi sẽ không còn xuất hiện tình trạng lờ đờ khi ngủ như vậy. Do đó, nếu tình trạng trẻ sơ sinh ngủ mắt lờ đờ vẫn tiếp tục xảy ra, giấc ngủ của con đang bị ảnh hưởng và sức khỏe cũng thế. Giấc ngủ ngon đóng vai trò quan trọng góp phần hình thành sự phát triển toàn diện ở cả thể chất và tinh thần của em bé. Nếu giấc ngủ bị rối loạn, đương nhiên sự phát triển của con cũng kém hơn. Ba mẹ cần quan sát những biểu hiện của con và thực hiện những giải pháp phù hợp để cải thiện và khắc phục nguy cơ bệnh lý.

trẻ sơ sinh ngủ mắt lờ đờ

3/ Cách khắc phục tình trạng ngủ mắt lờ đờ cho bé

Tình trạng ngủ mắt lờ đờ ở trẻ sơ sinh nếu kéo dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho bé. Do vậy, ba mẹ nên thực hiện một số giải pháp và mẹo làm nhỏ để giúp bé ngủ ngon và giảm hiện tượng này. Tham khảo một số cách sau đây.

Thiết lập và duy trì thời gian ngủ cố định

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần một lịch trình thời gian ngủ hợp lý và duy trình trong suốt giai đoạn. Việc ngủ vào một thời điểm cố định sẽ góp phần giúp phát triển cả về thể chất lẫn trí não của bé.

Chuyên gia khuyên rằng mẹ nên cho bé đi ngủ từ trước 21 giờ đêm vì sau đó là quãng thời gian hooc môn tăng chiều cao sản sinh nhiều nhất. Việc duy trì thời gian ngủ sẽ giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.

thiết lập thời gian ngủ cố định

Tạo thói quen tốt cho bé

Để giảm thiểu tình trạng ngủ lơ mơ, mắt lờ đờ, ba mẹ hãy tạo một vài thói quen tốt cho em bé. Đầu tiên, bạn có thể dạy con cách phân biệt giấc ngủ ngày và đêm. Ban ngày, cho con chơi và ngắm nhìn thế giới xung quanh, trong khi ban đêm, cho bé một không gian yên tĩnh và thông thoáng để ngủ.

Bạn cũng nên tạo cho con thói quen tự ngủ mà không cần mẹ. Bằng cách này, khi vắng mẹ, bé vẫn có thể ngủ ngon mà không hay vặn mình, mơ màng và lờ đờ.

Massage cho bé khi ngủ

Ba mẹ cũng có thể mát xa cho bé lúc con đang ngủ để cho bé cảm giác dễ chịu và yên tâm ngủ ngon. Ngoài ra, cho bé tắm nước ấm vào buổi chiều để khí huyết được lưu thông tốt hơn.

Âu yếm, vỗ về con

Một trong những mẹo giúp làm giảm tình trạng trẻ sơ sinh ngủ mắt lờ đờ khác là vỗ về và âu yếm con để bé có cảm giác an toàn. Bằng cách này, trẻ ngủ sẽ ngon giấc và không nửa thức nửa ngủ. Qua đó, hiện tượng lờ đờ khi ngủ cũng sẽ giảm đi đáng kể.

trẻ sơ sinh ngủ mắt lờ đờ

Nhìn chung, trẻ sơ sinh ngủ mắt lờ đờ không phải là hiện tượng đáng lo ngại. Thay vì hoang mang và lo lắng vì biểu hiện lạ này, ba mẹ hãy chăm sóc con thật tốt để bé có một giấc ngủ ngon. Ngoài việc cải thiện chất lượng giấc ngủ ở em bé, bạn cũng nên chú ý tới lượng thời gian con nên dành cho việc ngủ. Sau tất cả, những mẹo giúp bé ngủ ngon nên được thực hiện để đảm bảo bé phát triển tốt như bao em bé khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9