Gửi Câu Hỏi

Trẻ tăng động giảm chú ý có chữa được không? Giải đáp chi tiết

Trẻ tăng động giảm chú ý có chữa được không là thắc mắc chung của nhiều cha mẹ có con đang gặp phải tình trạng này. Bài viết dưới đây chính là câu trả lời chi tiết dành cho bạn.

1/ Trẻ tăng động giảm chú ý có chữa được không?

Tăng động giảm chú ý là một trong các rối loạn phát triển hệ thần kinh ở trẻ và đang có xu hướng gia tăng. Vì thế mà vấn đề trẻ tăng động giảm chú ý có chữa được không ngày càng được nhiều cha mẹ quan tâm.

Hiện nay, đây lại là chứng bệnh chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Các biện pháp được xây dựng với mục đích chính là không làm cho tình trạng tiến triển nặng thêm và cải thiện hành vi, học tập của trẻ. Để điều trị tăng động giảm chú ý có hai phương pháp là: dùng thuốc, liệu pháp tâm lý/ giáo dục hành vi. Trong đó, kết hợp đồng thời các phương pháp được đánh giá mang đến hiệu quả tích cực nhất.

Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý thêm, với trẻ tăng động giảm chú ý dưới 6 tuổi, Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo sử dụng liệu pháp hành vi là phương pháp điều trị được ưu tiên hơn cả, trước khi quyết định cho bé dùng thuốc.

trẻ tăng đông giảm chú ý có chữa được không
Trẻ bị tăng động giảm chú ý có chữa được không?

2/ Các phương pháp hành vi chữa tăng động giảm chú ý cho trẻ

  • Luôn đưa ra các quy tắc cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn để trẻ có thể dễ dàng hơn trong việc hiểu điều cha mẹ mong muốn.
  • Luôn kiên trì, dứt khoát, đôi khi ra lệnh.
  • Hướng dẫn và thực hành cùng trẻ tạo thói quen làm việc có kế hoạch.
  • Tập cho trẻ biết chú ý nghe, nhìn khi người khác nói.
  • Quan tâm đúng mực với trẻ. Khích lệ, khen thưởng khi trẻ hoàn thành tốt, nghe lời. Động viên khi trẻ phạm lỗi sai.
  • Nên cho trẻ chơi trò chơi tĩnh, tư duy. Tránh các trò chơi bạo lực.
  • Cùng trẻ hoạt động thể dục, thể thao.
  • Luôn nhắc trẻ luật lệ trước khi đến nơi công cộng.
  • Giao việc cho trẻ theo khả năng để giúp con tăng khả năng chịu trách nhiệm và nâng cao lòng tự trọng.
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc. Bởi giấc ngủ có vai trò quan trọng với sự phát triển não bộ của trẻ. Nghiên cứu cho thấy, khi trẻ được ngủ đủ giấc và ngủ ngon, sâu giấc, hành vi trong ngày của trẻ cũng được cải thiện tích cực đáng kể.

các phương pháp hành vi của trẻ

3/ Phương pháp dùng thuốc chữa cho trẻ tăng động giảm chú ý

Với trẻ trên 6 tuổi, thông thường các bác sĩ sẽ kê thêm các loại thuốc hỗ trơ có tác dụng an thần, cải thiện hành vi. Tuy chưa phải câu trả lời dứt điểm cho tình trạng trẻ tăng động giảm chú ý có chữa được không, nhưng nó sẽ giúp trẻ kiểm soát hành vi tốt hơn và cải thiện khả năng học tập.

Nhóm thuốc hướng tâm thần

Có 2 loại thuốc thường được sử dụng là:

  • Dextroamphetamine (trẻ > 3 tuổi): Thời gian bán hủy lâu hơn Methylphenidate nhưng vẫn cần uống nhiều lần trong ngày. Hiện có dạng giải phóng kéo dài và chỉ cần sử dụng 1 lần/ngày.
  • Methylphenidate (trẻ > 6 tuổi): Tác dụng chỉ kéo dài 2-3 tiếng nên cần sử dụng 2-3 lần/ngày. Hiện đã có dạng giải phóng kéo dài và chỉ cần sử dụng 1 lần/ngày tiện lợi hơn. Cần sử dụng với liều lượng khuyến cáo để cho hiệu quả và hạn chế nguy cơ gây nghiện.

Atomoxetine

Đây là thuốc không thuộc nhóm kích thích thần kinh đầu tiên được phê duyệt trong điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý, dùng được cho cả trẻ em từ 6 tuổi. Hiệu quả của Atomoxetine dựa trên cơ chế ức chế hấp thu norepinephrine - một chất dẫn truyền thần kinh làm tăng hưng phấn và tỉnh táo, thúc đẩy sự cảnh giác…

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và nhóm ức chế chọn lọc tái hấp thu Serotonin

Nhóm này được sử dụng khi thuốc hướng tầm thần và Atomexetine không hiệu quả và kèm theo triệu chứng trầm cảm lo âu. Trong nhóm này, Imipramine và Desipramine là 2 thuốc cho tác dụng tốt nhất, sau đó là Nortriptyline.

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng ức chế thụ thể serotonin và norepinephrine - từ đó cho tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giảm căng thẳng.

Tuy nhiên, chúng còn ức chế nhiều chất trung gian hóa học khác nữa nên để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: táo bón, khô miệng, rối loạn thị giác, khó tiểu, dị ứng da…

Clonidine, đồng vận α-Adrenergic

Đây là lựa chọn thứ 3 và được sử dụng trong trường hợp trẻ tăng động giảm chú ý kèm rối loạn Tic (các cơ cử động bất thường, lặp đi lặp lại không kiểm soát được như: nhát mắt, chun mũi, nhún vai…), hội chứng Gille de la Tourette (bệnh lý hệ thần kinh khiến người bệnh bị co giật) và có những hành vi gây hấn.

Guafacine

Guafacine được chấp thuận sử dụng cho trẻ tăng động giảm chú ý từ 6 tuổi. Đây là thuốc đối vận thụ thể giao cảm α-2a đầu tiên được chấp thuận. Nghiên cứu cho thấy, Guafacine giúp cải thiện sự tập trung và chú ý, kiểm soát sự bốc đồng và chứng tăng động.

4/ Lời khuyên khi quản lý hành vi, điều trị tăng động giảm chú ý cho bé

Tăng động giảm chú ý là một dạng rối loạn phát triển hệ thần kinh của trẻ và hiện nay chưa có giải pháp chữa trị triệt để. Do đó, khi áp dụng các biện pháp quản lý hành vi, dùng thuốc điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ, cha mẹ cần kiên nhẫn và tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn từ bác sĩ.

Bên cạnh đó, nếu trẻ tăng động giảm chú ý kèm theo các triệu chứng rối loạn giấc ngủ: khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc về đêm, mộng du… bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ.

trẻ tăng đông giảm chú ý có chữa được không
Yêu thương, quan tâm đúng mực với trẻ tăng động giảm chú ý

Ở các trẻ gặp tổn thương hệ thần kinh như tăng động giảm chú ý, tự kỷ… việc tiết melatonin - hormon điều chỉnh nhịp sinh học trong cơ thể - thường không đủ và bị rối loạn dẫn đến chất lượng giấc ngủ thường kém. Nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin ngoại sinh sẽ giúp trẻ ngủ ngon, hỗ trợ hình thành lại nhịp sinh học tự nhiên và cách hành vi trong ngày cũng được cải thiện đáng kể. Melatonin không phải là thuốc ngủ và an toàn khi sử dụng lâu dài cho trẻ.

Mong rằng qua bài viết, bạn đã tìm ra và hiểu rõ câu trả lời cho câu hỏi trẻ tăng động giảm chú ý có chữa được không. Nếu còn băn khoăn nào, bạn có thể để lại câu hỏi tại đây nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9