Gửi Câu Hỏi

Trẻ thở khò khè khi ngủ do nguyên nhân nào? Cách xử lý an toàn

Trẻ thở khò khè khi ngủ là biểu hiện của tình trạng gì con đang gặp phải? Ba mẹ nên xử lý như thế nào khi thấy con thở khò khè lúc đang ngủ? Bé thở khò khè như ngáy là hiện tượng mà ba mẹ vẫn thường gặp trong quá trình nuôi con lớn khôn. Nhiều lý giải cho rằng nguyên nhân có thể do con bị khịt mũi hoặc bị trào ngược dạ dày thực quản là phổ biến. Nếu để lâu dài, con có thể gặp những bệnh lý nghiêm trọng hơn và đó là lý do tại sao nhiều bà mẹ tỏ ra lo lắng.

1/ Dấu hiệu trẻ thở khò khè khi ngủ là gì

Thở khò khè là tiếng thở bất thường có thể do con bị tắc nghẽn đường hô hấp. Âm thanh này giống với tiếng rít khi không khí bị cản trở khỏi việc đi vào đường hô hấp. Các mẹ có thể nhận biết dấu hiệu này khi áp sát tai vào miệng hay mũi của bé. Ở một số trường hợp khác, nếu bé thở mạnh, chúng ta có thể nghe thấy tiếng thở khò khè dù đang cách một khoảng xa.

Trên thực tế, không dễ để phân biệt tiếng thở khò khè và tiếng khụt khịt ở mũi của trẻ. Nếu trẻ bị khụt khịt, nghĩa là con đang bị tắc đường hô hấp "trên". Lúc này, mẹ chỉ cần vệ sinh thông mũi cho bé là tiếng thở của con sẽ dịu êm trở lại. Ở chiều ngược lại, tiếng thở khò khè xảy ra khi con bị tắc đường hô hấp dưới và điều này có thể báo hiệu một loại bệnh lý nào đó nghiêm trọng hơn.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng hay bị khò khè lúc ngủ do phế quản còn nhỏ, dễ bị tắc nghẽn. Trẻ thở khò khè khi ngủ thường được nhận biết qua một số dấu hiệu sau:

+ Thở dốc, thở không đều

+ Khàn tiếng, thở rít

Về cơ bản, tiếng thở khò khè ở trẻ không giống nhau. Trong đó, một số tiếng thở có thể là tín hiệu của một bệnh hô hấp nguy hiểm. Vì vậy, ba mẹ cần đặc biệt chú ý và theo dõi sát sao nhằm nhận ra những biểu hiện ở con để xác định nguyên nhân và tình trạng của bé.

trẻ thở khò khè khi ngủ

2/ Nguyên nhân trẻ thở khò khè khi ngủ

Hiện tượng thở khò khè khi ngủ ở trẻ em có thể xuất phát từ nhiều lý do. Tham khảo một số nguyên nhân phổ biến dưới đây để nhận biết con đang bị làm sao.

Do dị ứng

Khi trẻ bị dị ứng với mùi hương hay bất kể chất nào đó trong không khí, con có thể xảy ra phản ứng khò khè. Cụ thể, cơ thể sẽ làm co đường thở vì thấy khó chịu với loại chất dị ứng, do đó đường dẫn khí nhỏ đi và hiện tượng thở khò khè xảy ra.

Do trẻ bị hen suyễn

Trẻ thở khò khè khi ngủ cũng có thể do hen suyễn. Nếu bị mắc loại bệnh này, niêm mạc đường hô hấp nhạy cảm với các kích thích, từ đó kích ứng niêm mạc và khiến trẻ ho, ức ngực có kèm biểu hiện thở khò khè.

Đối với trẻ sơ sinh, các bé thường khò khè nặng hơn vào thời gian ban đêm khi thời tiết thay đổi và cơ thể đang bị kích ứng.

Do trẻ bị trào ngược thực quản

Hiện tượng axit và các dịch dạ dày trào ngược lên thực quản cũng sẽ khiến bé thở khò khè như ngáy. Chính các nhân tố này sẽ khiến đường hô hấp dưới bị kích ứng, sưng viêm và tắc nghẽn. Sau đó, đường dẫn khí bị thu hẹp và kết quả là bé thở khò khè.

nguyên nhân trẻ thở khò khè khi ngủ

Do nhiễm trùng đường hô hấp

Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cũng sẽ khiến trẻ thở khò khè khi ngủ. Nếu hiện tượng này không được giải quyết sớm, con sẽ có biểu hiện bệnh nặng hơn. Nhiễm trùng đường hô hấp trên là biểu hiện của bệnh cảm lạnh bao gồm tiếng ồn khi thở, trong khi nhiễm trùng đường hô hấp dưới bao gồm viêm tiểu phế quản, viêm phổi thường gây nên chứng thở khò khè.

3/ Làm sao để bé ngủ ngon khi thở khò khè

Nửa đêm thấy con ngủ nhưng thở khò khè, nhiều ba mẹ cũng trằn trọc và cảm thấy khó ngủ theo. Để hạn chế tình trạng trẻ thở khò khi ngủ và giúp bé ngủ ngon giấc trong đêm đó hơn, các mẹ có thể tham khảo một số mẹo dưới đây.

+ Vệ sinh mũi họng bé sạch sẽ: Mẹ hay dùng nước muối sinh lý để làm sạch mũi cho bé. Cách này sẽ giúp đờm không còn ứ đọng trong họng bé và giúp đường thở thông thoáng hơn.

+ Điểu chỉnh lại tư thế ngủ của trẻ: Nếu con đang nằm tư thế sấp, khí quản hay khoang mũi sẽ bị chèn ép do đó có thể dẫn đến tiếng thở khò khè. Mẹ hãy chỉnh lại cho con sang tư thể nằm nghiêng hoặc ngửa sẽ tốt hơn.

+ Cho bé uống chút nước: Hãy cho con uống một chút nước để thanh sạch cổ họng và giảm khó thở. Ngoài ra, mẹ có thể pha chút nước ấm với nước chanh tươi để làm sạch dịch đờm.

+ Giữ ấm cho trẻ: Dùng chăn giữ ấm cho bé để tránh gió lạnh khiến con bị vấn đề về mũi.

+ Dùng dầu gió: Bạn hãy thử thoa chút dầu gió trẻ em vào gan bàn chân của bé vào buổi tối. Bằng cách này, trẻ sẽ dễ thở và có được giấc ngủ ngon hơn.

cách giúp bé dễ vào giấc

4/ Cách xử lý thở khò khè khi ngủ ở trẻ em

Việc điều trị chứng thở khò khè cho trẻ tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau. Nếu đây là lần đầu tiên bạn thấy con mình thở khò khè, bạn có thể tự điều trị cho con tại nhà trước khi dùng thuốc kê đơn. Dưới đây là một số cách xử lý thở khò khè khi ngủ ở trẻ.

Dùng máy giữ ẩm

Máy tạo độ ẩm sẽ đưa hơi ẩm vào không khí. Việc cung cấp nước cho không khí sẽ giúp nới lỏng mọi tắc nghẽn khiến bé thở khò khè. Khi sử dụng loại máy nay, tình trạng thở khò khè ở trẻ sẽ giảm đi đáng kể nhờ mọi tắc nghẽn đã phần nào được làm thông thoáng.

Dùng ống hút dịch nhầy

Sử dụng một số loại thiết bị có thể hút dịch nhầy ra khỏi đường hô hấp trên. Chú ý thao tác nhẹ nhàng vì đường mũi và đường dẫn khí đến phổi của bé còn nhạy cảm. Sau khi dùng, hãy vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho các lần sử dụng tiếp theo.

trẻ thở khò khè khi ngủ

Dùng máy phun sương

Bạn cũng có thể sử dụng máy phun sương để làm giảm tình trạng trẻ thở khò khè khi ngủ. Bạn có thể đặt máy phun ở gần vị trí con ngủ để sương có thể lan tỏa đến vị trí của bé và giúp con thở một cách thông thoáng hơn.

Bổ sung nhiều nước và vitamin cho bé

Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể bé là rất quan trọng vì chất lỏng có thể làm loãng dịch nhầy và thông mũi hiệu quả cho bé. Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất cho bé để con có sức đề kháng tốt hơn chống lại các triệu chứng của bệnh lý.

Nhìn chung, trẻ thở khò khè khi ngủ là hiện tượng bình thường vẫn hay gặp ở trẻ nhỏ. Khi thấy dấu hiệu của con còn nhẹ, ba mẹ có thể tự xử lý và chăm sóc con yêu tại nhà với những giải pháp trên. Tuy nhiên, khi thấy bé xuất hiện những biểu hiện như thở gấp, da màu hơi xanh... hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Đây là cách tốt nhất để chẩn đoán và có phương pháp điều trị nhanh nhất cho bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9