Tìm hiểu khi trẻ tự kỷ có hay cười không? Nếu con bạn đang có một số dấu hiệu như: ít tương tác xã hội, thiếu tập trung... khiến bạn nghi ngờ về chứng tự kỷ, nhưng con lại hay cười thì liệu phỏng đoán này có chính xác? Mong rằng bài viết dưới đây sẽ gỡ rối cho bạn.
1/ Trẻ tự kỷ có hay cười không?
Giải đáp cho vấn đề: Trẻ tự kỷ có hay cười không? Theo chuyên gia của Bengungon: đa số các bé bị tự kỷ ít khi cười. Và qua hàng loạt nghiên cứu khám phá tiếng cười ở trẻ tự kỷ. Các phụ huynh đã báo cáo rằng trẻ tự kỷ thường cười trong những tình huống lạ kỳ hoặc không thể giải thích được, chứ không phải trong những tình huống gây cười ở trẻ bình thường. Trẻ thường có tiếng cười dạng "không chia sẻ" - cười khi những người khác không cười.
Trẻ tự kỷ chỉ biểu hiện một dạng cười là cười có âm thanh, trong khi người bình thường có thể thể hiện được cả hai kiểu cười là có tiếng hoặc không tiếng. Trẻ cười để thể hiện trạng thái tích cực bên trong thay vì để tương tác xã hội (William J. Hudenko và cộng sự).
Các nghiên cứu còn cho thấy, mọi người thường bị thu hút bởi tiếng cười của người tự kỷ hơn ngay cả khi biết đó là của người tự kỷ hay không. Tiếng cười có tiếng, âm sắc của người tự kỷ tạo nhiều cảm xúc tích cực cho người nghe.
2/ Những hành vi thường thấy của trẻ tự kỷ
Có 2 rối loạn đặc trưng ở trẻ tự kỷ là:
- Trẻ thiếu tương tác và giao tiếp xã hội
- Thiếu hụt về giao tiếp xã hội hoặc tình cảm: Khó diễn đạt ngôn ngữ nói, ngôn ngữ cơ thể, giảm biểu cảm trên khuôn mặt, điển hình là không biết giao tiếp bằng mắt.
- Không giao tiếp xã hội: Không bắt đầu/ đáp ứng với các tương tác xã hội
- Không chia sẻ cảm xúc
- Thiếu hụt trong phát triển và duy trì các mối quan hệ: không thích chơi với bạn, thường chỉ thích ở một mình.
- Trẻ tự bó hẹp bản thân, sở thích/ hoạt động bị hạn chế và lặp đi lặp lại.
- Hành động lặp đi lặp lại: vỗ tay, co các ngón tay... liên tục
- Lời nói rập khuôn: lặp lại các từ đơn vô nghĩa, lặp lạ các cụm từ đặc thù hoặc lời nói của người khác...
- Không thích thay đổi, khó chịu trước những thay đổi dù nhỏ về quần áo, bữa ăn... và có nghi lễ chào rập khuôn
- Có mối bận tâm cao, thái quá về một vật nào đó
- Phản ứng quá mức hoặc dưới ngưỡng với các kích thích đầu vào: như không cảm nhận rõ ràng trước sự thay đổi của nhiệt độ, cảm giác đau; ghét đặc biệt một số loại mùi vị, hoa văn.
Để chẩn đoán trẻ tự kỷ thì cả 2 rối loạn này phải có mặt khi trẻ còn rất nhỏ và phải đủ nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sinh hoạt của trẻ khi ở nhà, ở trường hoặc trong các tình huống khác. Các biểu hiện phải rõ ràng so với trẻ bình thường cùng trang lứa.
Và mức độ nghiêm trọng ở từng vấn đề là khác nhau với mỗi trẻ và sẽ rõ ràng hơn khi trẻ tự kỷ lớn. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác và kịp thời điều chỉnh, bạn cần đưa trẻ tới khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa uy tín.
Với những dấu hiệu trên, chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi trẻ tự kỷ có hay cười không. Trẻ ít khi cười, chính vì thế mà không ít người còn đặt ra câu hỏi liệu trẻ tự kỷ có biết cười không.
3/ Giải pháp xử lý các rối loạn ở trẻ tự kỷ hay cười
Tiếng cười ở trẻ tự kỷ không hề gượng ép. Nó là tiếng cười của sự tích cực và rất hiếm khi là kết quả của tâm trạng lo lắng, kích thích... Chính vì thế, hãy để con được cười tự do và thoải mái nhé.
Trẻ tự kỷ thường đánh giá cao những điều nhỏ nhặt, nên rất có thể, đó là lý do chúng cười lâu hơn bình thường.
Mong rằng với những thông tin về trẻ tự kỷ có hay cười không trên đây đã gỡ rối được những khúc mắc trong lòng bạn. Nếu còn băn khoăn nào, bạn có thể để lại câu hỏi nhé.