Trẻ tự kỷ hay la hét là tình trạng khá phổ biến và ảnh hưởng không nhỏ tới cảm xúc, tâm trạng của cha mẹ. Vậy về phía trẻ, tình trạng hay la hét này có sao không? Và cha mẹ cần làm gì để hạn chế chúng?
1/ Nguyên nhân trẻ tự kỷ hay la hét
Trẻ sống trong thế giới của riêng mình
Trẻ tự kỷ hay la hét do các bé không thích bị làm phiền, không thích làm điều mình không muốn, điển hình như việc chơi chung cùng các bạn khác.
Ban đầu, trẻ em khi sinh ra đều nhìn thế giới theo cách nhìn riêng của chúng. Và dần dần theo tiến trình phát triển tới khoảng 3, 4 tuổi, các bé sẽ phát triển thêm sự hiểu biết về con người và thế giới xung quanh. Tuy nhiên, những trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ không có khả năng phát triển điều này nên rất khó thiết lập các mối quan hệ xã hội, trẻ không thể hiểu và dự đoán hành vi của người khác, khiến cho cuộc sống trở nên bí ẩn và đầy hận thù, căng thẳng.
Do không nói được, hạn chế ngôn ngữ
Vì gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ và diễn đạt, nên khi không thế dùng lời nói để giao tiếp, những từ đơn riêng lẻ mà trẻ nói ra người lớn không thể hiểu và đáp ứng như điều trẻ kỳ vọng nên sẽ cảm thấy khó chịu và biểu hiện ra bên ngoài qua một số hành vi tiêu cực như: la hét, ăn vạ, cáu gắt...
Do rối loạn giác quan, cảm xúc
Trẻ tự kỷ sẽ nhạy cảm hơn với các yếu tố bên ngoài như: âm thanh, mùi vị, màu sắc... Dù sự khác đi rất nhỏ thôi cũng có thể khiến trẻ khó chịu, căng thẳng quá mức và ảnh hưởng đến hành vi. Mức độ nhẹ có thể là la hét, cáu giận nhưng nặng trẻ có thể tự làm đau bản thân.
2/ Tình trạng trẻ tự kỷ hay la hét có sao không?
La hét hiểu đơn giản là cách mà trẻ tự kỷ giải phóng căng thẳng khi bị kích thích. Đây là cách mà trẻ tương tác, phản hồi với thế giới xung quanh. Và đây là tình trạng thường thấy ở trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên la hét hoặc la hét lớn, cha mẹ cần tìm cách hạn chế chúng để giúp tâm trạng của con tốt hơn.
3/ Cần làm gì khi trẻ tự kỷ la hét lớn
Khi trẻ tự kỷ la hét lớn, cảm xúc tiêu cực trong bạn bỗng xuất hiện là điều không thể tránh khỏi. Nhưng khi đã hiểu được đây đơn thuần là cách mà trẻ giải tỏa cảm xúc, phản hồi lại thế giới xung quanh theo cách của riêng chúng, mong bạn hãy cố gắng chế ngự cảm xúc của mình, tuyệt đối không dùng bạo lực, quát mắng mà hãy đối xử với trẻ bằng sự quan tâm, yêu thương qua lời nói và ánh mắt.
Làm gì khi trẻ tự kỷ la hét? Bạn nên ngồi gần trẻ để cho con biết rằng bạn bạn luôn quan sát, con có thể nhìn thấy cha mẹ bất cứ lúc nào. Nhưng cũng không nên để trẻ lấn lướt ba mẹ, hình thành tói quen ăn vạ. Ngoài ra, khi trẻ có biểu hiện la lối tức giận, bạn có thể đánh lạc hướng trẻ bằng một hoạt động mà bé thích nào đó để con quên đi những cảm xúc tiêu cực kia.
Đó là những cách khắc phục khi trẻ tự kỷ đang la hét lớn. Song về lâu dài, bạn cần tìm rõ nguyên nhân gây ra vấn đề này. Xem có điều gì đang khiến trẻ khó chịu, thất vọng, tổn thương và cố gắng loại bỏ chúng. Thường xuyên khen ngợi, thưởng đồ chơi, ôm trẻ... khi con có các hành vi tốt.
Đối với trẻ tự kỷ hay la hét, cha mẹ cũng cần cho trẻ được hòa nhập với thế giới bên ngoài. Bằng việc cho trẻ đi nhà trẻ ở các lớp giáo dục đặc biệt, tham gia các hoạt động ngoài trời. Tuy trẻ có các biểu hiện không muốn tương tác xã hội nhưng đó là do con đang gặp khó khăn trong việc hiểu người khác, được thường xuyên tiếp xúc với bạn bè sẽ giúp con tăng khả năng nhận thức, tinh thần được cải thiện tốt hơn.
Nếu trẻ tự kỷ kèm theo các biểu hiện của rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ. Bởi giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các liên kết thần kinh, giải tỏa cảm xúc và xử lý các hành vi trong ngày. Nghiên cứu cho thấy, thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc làm trầm trọng hơn các hành vi tiêu cực ban ngày ở trẻ tự kỷ.
Melatonin không phải là thuốc ngủ, nó là một hoạt chất tương tự với hormon melatonin được tiết ra tự nhiên bởi tuyến tùng trong cơ thể, tăng tiết vào ban đêm để báo cho các cơ quan đã đến giờ đi ngủ. Các chuyên gia khuyến khích bổ sung melatonin cho trẻ tự kỷ khó ngủ vì hiệu quả nhanh và tính an toàn của chúng.
Mong rằng bạn đã biết cách xử trí với tình trạng trẻ tự kỷ hay la hét. Hãy áp dụng chúng hàng ngày để giúp con có cuộc sống vui tươi, khỏe mạnh hơn nhé!