Gửi Câu Hỏi

Tỷ lệ trẻ tự kỷ ở Việt Nam liên tục tăng? Ba mẹ cần cảnh giác

Tỷ lệ trẻ tự kỷ ở Việt Nam đang tăng nhanh. Phần lớn các bé không được giáo dục đúng cách và không được điều trị theo phương pháp phù hợp. Theo các chuyên gia, tỷ lệ trẻ em tự kỷ đang tăng đến mức báo động. Đây là mối lo ngại chung của toàn xã hội. Do đó, ba mẹ cần nâng cao nhận thức và cảnh giác trước những chứng bệnh này.

1/ Tỷ lệ trẻ tự kỷ ở Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê công bố Việt Nam, có khoảng 6,2 triệu người khuyết tật từ 2 tuổi trở lên (bằng khoảng 6,5%) dân số). Trong số đó, có khoảng 1 triệu người tự kỷ. Theo đó, tỷ lệ trẻ tự kỷ ở Việt Nam cũng được ước tính bằng 1% số trẻ em được sinh ra.

tỷ lệ trẻ tự kỷ ở việt nam

Lý giải nguyên nhân, các chuyên gia cho biết đa phần trẻ bị tự kỷ là do chúng không được chăm sóc và giáo dục phù hợp, vì vậy, không có được một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc. Các bé bị bệnh tự kỷ thường sẽ kém giao tiếp, và có hành vi khác lạ do thiếu hụt giác quan.

Theo các bác sĩ ghi nhận, đa số trẻ tự kỷ là con của các gia đình giàu có, cha mẹ bận rộn với công việc do đó không có thời gian chăm sóc con nhỏ. Như một số phân tích, trẻ tách ra khỏi ba mẹ quá sớm sẽ dần dần cô lập và những yếu tố tự kỷ dần phát triển lên. Ngoài ra, một thống kê khác cũng cho thấy tỷ lệ trẻ tự kỷ ở Việt Nam phân bổ ở nông thôn ít hơn. Trẻ ở khu vực nông thôn có điều kiện giao tiếp cộng đồng tốt hơn, do đó, con sẽ phát triển bình thường hoặc nếu bị tự kỷ cũng có thể nhanh tự khỏi.

Việc nâng cao nhận thức về chứng tự kỷ là điều rất quan trọng. Những người làm cha làm mẹ có con bị tự kỷ trước hết phải yêu thương và chăm sóc con thật tốt để con nhanh chóng hòa nhập và trở lại cuộc sống bình thường.

2/ Thực trạng trẻ tự kỷ ở việt nam và các định hướng

Theo bác sĩ của Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, tự kỷ là chứng rối loạn phát triển kéo dài suốt đời, ảnh hưởng tới ngôn ngữ, hành vi và giao tiếp xã hội. Đến nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân và cũng chưa thể tìm ra cách chữa trị hiệu quả cho chứng bệnh này.

Tỷ lệ trẻ tự kỷ ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên. Một điều rất quan trọng là căn bệnh này phải được phát hiện càng sớm càng tốt vì nếu muộn, việc điều trị khỏi gần như bằng không.

thực trạng

Tại Việt Nam, chứng tự kỷ được phát hiện vào cuối những năm 90. Kể từ năm 2000 trở đi, căn bệnh đã bắt đầu được quan tâm và việc điều trị bắt đầu được đưa vào tại các bệnh viện Nhi và trung tâm giáo dục đặc biệt.

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ đã khuyến cáo sàng lọc định kỳ rối loạn tại các mốc tuổi như 12, 18 hay 24 tháng cho bé. Thế nhưng, tại Việt Nam trẻ em hầu như chỉ được quan tâm đánh giá về thể chất, bỏ qua hoàn toàn sự đánh giá về tâm thần vận động. Do đó, việc phát hiện sớm các rối loạn như tự kỷ là điều ít xảy ra. Cứ tiếp tục như vậy, tỷ lệ trẻ tự kỷ ở Việt Nam liên tục tăng lên là điều rất dễ xảy đến.

Người lớn tại Viêt Nam đa số chỉ đưa con đi khám nếu thấy bé có biểu hiện chậm nói và tăng động, chứ hoàn toàn chưa có thói quen đưa con đi khám định kỳ cả về thể chất lẫn tinh thần.

tỷ lệ trẻ tự kỷ ở việt nam

Mặt khác, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Nhi cũng chưa thực sự có kiến thức để theo dõi bệnh lý tự kỷ phát triển, mặc dù đã khám và điều trị thực thể cho trẻ.

Hơn nữa, tại Việt Nam, vẫn chưa có các công cụ sàng lọc đơn giản nhưng thuận tiện phổ biến như ASQ. Đa số các công cụ sàng lọc dịch chuyển sang tiếng Việt vẫn chưa có quá trình đánh giá hiệu lực và độ tin cậy. Do vậy, việc chuẩn đoán chính xác bệnh tự kỷ vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Các định hướng chữa trị

Nhiều nghiên cứu chứng cứ y học cho thấy tự kỷ là một khuyết tật phát triển đến nay chưa có loại thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị có thể sẽ giúp người tự kỷ nhanh hòa nhập cộng đồng và sớm trở lại cuộc sống chất lượng.

các hướng chữa trị

Rối loạn tự kỷ không chỉ đơn thuần ở ngôn ngữ, mà còn ở hành vi, cảm xúc, giác quan... Do đó, việc điều trị can thiệp hiệu quả hay không không chỉ phụ thuộc vào thời gian mà còn cần sự phối hợp của nhiều ngành như tâm lý, y hóa, trị liệu vận động - cảm giác...

+ Phương pháp can thiệp tại các nước phát triển: ABA, TECCH, PECS

+ Tại Việt Nam cần kết hợp nhiều đơn vị, nhiều phương pháp can thiệp khác nhau, và có một Bộ, ngành chỉ đạo và quản lý

+ Tập huấn cho các bác sỹ nhi khoa, tuyến cơ sở các kiến thức chung về tự kỷ

+ Tư vấn cho cha mẹ thúc đẩy bác sĩ phát hiện sớm dấu hiệu tự kỷ trong những lần khám

+ Tổ chức nhóm chuyên khoa, tập huấn cho họ để xác định chẩn đoán.

tỷ lệ trẻ tự kỷ ở việt nam

Để giảm thiểu tỷ lệ trẻ tự kỷ ở Việt Nam, người tự kỷ nên được quan tâm đúng cách, can thiệp điều trị kịp thời để đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực và sớm hòa nhập cộng đồng. Qua đó, các bé nhanh chóng khỏi bệnh và trở lại cuộc sống bình thường.

Nhìn chung, nếu không cách điều trị phù hợp hiệu quả cho trẻ, tỷ lệ trẻ tự kỷ ở Việt Nam có thể tiếp tục gia tăng mạnh hơn. Chúng ta cần nhận thức rõ về những nguy hại của chứng rối loạn này. Cho trẻ đi khám định kỳ nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu tự kỷ là điều thực sự nên làm. Hãy giúp con tránh xa nguy cơ mắc tự kỷ bằng việc quan tâm chăm sóc con đúng cách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9