Gửi Câu Hỏi

Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ? Cần làm gì cho con ngủ tốt

Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ? Ba mẹ đã cố gắng dỗ dành, trấn an để con cảm thấy an tâm hơn nhưng dường như tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp của tình trạng này cũng như các hướng khắc phục mà ba mẹ có thể tham khảo áp dụng tại nhà.

1/ Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ

vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ

Mặc dù khóc dường như là phản ứng đặc trưng, là "ngôn ngữ" của trẻ. Nhưng vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ thì có thể liên quan tới một số lý lý do chính đáng như:

Nhịp sinh học của con còn rối loạn

Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, quá trình tiết melatonin - hormon giấc ngủ - còn chưa được ổn định nên con thường ngủ ngày cày đêm. Khóc trước khi đi ngủ như một phản ứng của cơ thể trước các thay đổi bên trong cơ thể, không chỉ nhịp sinh học mà còn bởi một loạt các biến đổi của các cơ quan như nhịp tim, bàng quang, hệ tiêu hóa... tất cả đều liên quan tới giấc ngủ.

Sau 3 tháng tuổi, quá trình tiết melatonin dần ổn định, giấc ngủ của trẻ ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của các cơ quan khác nên con cũng dễ ngủ và ngủ ngoan hơn.

Trẻ đang gặp khó chịu về thể chất

Khi chưa biết nói thì khóc là cách giao tiếp hiệu quả nhất để trẻ nói lên nhu càu của mình. Trong hầu hết các trường hợp, khóc thể hiện con đang gặp khó chịu nào đó như:

  • Con đang bị nghẹt mũi, sổ mũi nên khó thở, không ngủ được
  • Trẻ mọc răng
  • Con bị ngứa, cộm bởi quần áo, nệm, bỉm ướt hoặc bẩn hay đang gặp vấn đề da liễu nào đó
  • Trẻ đang quá đói hoặc quá no
  • Nhiệt độ và độ ẩm trong phòng không phù hợp, phòng nhiều bụi hoặc quá kho, hay không gian còn sáng, ồn khiến con khó ngủ

Trẻ đang cố gắng thiết lập liên hệ xã hội

cố thiết lập

Một số trẻ có thể biết rằng thời gian ngủ là lúc chúng sẽ không nhìn thấy mẹ, mẹ sẽ rời đi sau đó nên có cảm giác không an toàn, khóc to để níu mẹ ở lại vỗ về mình.

Trẻ rất thích được bế, chạm và trấn an rằng mẹ đang ở đó, do vậy việc tự nằm một mình trong cũi thường trở nên khó khăn. Tuy nhiên, sự chia ly này là một phần trong giai đoạn phát triển sinh lý tự nhiên của bé. Mẹ hãy cho trẻ có cảm giác an toàn và tin tưởng rằng mọi người, hay mọi thứ vẫn tồn tại ngay cả khi trẻ không nhìn thấy chúng.

Trẻ đang trong giai đoạn khóc tím - khóc dạ đề

Nếu trẻ khóc nhiều hơn vào buổi tối, thường bắt đầu ở tháng thứ 2 và đỉnh điểm là 6 tháng tuổi thì có thể con đang ở Giai đoạn khóc Tím, hay các ba mẹ vẫn thường gọi là khóc dạ đề. Thông thường, các cơn khóc này rất khó để xoa dịu, nhưng đây chỉ là giai đoạn phát triển bình thường ở trẻ và sẽ được giải quyết sau 3 tháng tuổi nên mẹ không cần lo lắng quá nhé!

2/ Tình trạng trẻ hay khóc trước khi ngủ có sao không?

vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ

Vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ thường xuất phát từ sự chưa hoàn thiện trong nhịp sinh học của con trước 3 tháng tuổi. Từ 3 - 6 tháng tuổi, trẻ vẫn có thể khóc một chút trước khi đi ngủ. Nhưng sau giải đoạn này, nếu tình trạng trẻ khóc của con vẫn kéo dài, kèm theo các dấu hiệu như con ngủ ít, ngủ hay tỉnh giấc về đêm, hay kém tập trung, cáu gắt... vào ban ngày thì ba mẹ nên cho trẻ tới khám bác sĩ để kiểm tra và nhận lời khuyên phù hợp nhất.

Giấc ngủ có vai trò quan trọng tới sức khỏe của trẻ. Một giác ngủ sâu, ngủ sớm trước 10h tối sẽ kích thích cơ thể trẻ tiết ra hormon tăng trưởng GH giúp xương phát triển. Bên cạnh đó, giấc ngủ ngon cũng liên quan tới hoạt động của hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, tâm lý và sự phát triển não bộ của trẻ. Do đó, nếu bé quấy khóc nhiều trước khi ngủ, làm giảm cả số lượng và chất lượng giấc ngủ thì sẽ ảnh hưởng đến cả sự phát triển thể chất, trí tuệ và tinh thần của con về lâu dài.

3/ Cần làm gì khi bé khóc trước khi ngủ?

Để giảm tình trạng trẻ hay khóc trước khi đi ngủ, ba mẹ nên áp dụng các bước sau:

Thiết lập không gian ngủ hấp dẫn

Để con giảm khóc, điều quan trọng đầu tiên mà ba mẹ nên làm là tạo một bầu không khí thoải mái. Đó nhìn chung sẽ là không gian một không gian yên tĩnh, ít ánh sáng với nhiệt độ phù hợp, giường nệm và quần áo thoải mái... Con sẽ ít khóc hơn vì cảm giác buồn ngủ nhanh chóng ập đến, làm phiền trẻ.

Một mẹo nhỏ là mẹ hãy cho trẻ mặc đồ ngủ khác với đồ mặc ban ngày, như một ám hiệu rằng đây là lúc con đi ngủ nhé.

Cho trẻ làm quen với phòng và nôi, cũi

Nếu trẻ thường ở cùng người lớn cả ngày và bỗng dưng bị đặt xuống nôi, cũi vào buổi tối, con sẽ cảm thấy khó khăn, thiếu an toàn nên dễ khóc trước khi đi ngủ.

Cho trẻ cảm giác an toàn khi đi ngủ

Do đó, bạn hãy giúp bé cảm thấy không gian này an toàn hơn bằng cách đặt trẻ ngủ trưa trong cũi, chơi trong cũi một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Và khi trẻ chơi, con vẫn có thể nhìn thấy bạn hay biết rằng bạn luôn ở gần, xuất hiện ngay khi bé cần. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành được cảm giác an toàn khi ở một mình trong cũi hay giường ngủ.

Nhưng lưu ý rằng, khi con đi ngủ thì mẹ hãy chuẩn bị cho bé một không gian an toàn, không nên để đồ chơi xung quanh nhé.

Thiết lập thói quen cho giấc ngủ

Điều này sẽ thích hợp với các bé từ 3 tháng tuổi trở lên. Một quy trình hay nghi thức của giấc ngủ sẽ giúp tạo thói quen ngủ tốt cho bé. Các bước đơn giản như: tắm, thay quần áo ngủ, đặt con lên giường ngủ ngay khi bé còn đang thức, đọc truyện/ hát ru, hôn chúc ngủ ngon... Bạn hãy thiết lập quy trình ngủ cho bé theo cách của riêng mình, miễn là nó nhất quán nhé!

Bổ sung melatonin

vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ

Với những trẻ hay khóc trước khi đi ngủ và kèm theo ngủ ít, ngủ không sâu giấc... thì ba mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho con. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin cho hiệu quả nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng, giúp trẻ dễ ngủ, ngủ ngon sâu giấc, tâm trạng và hành vi trong ngày cũng được cải thiện.

Khi bổ sung melatonin theo liệu trình 1 tháng còn giúp trẻ rèn được thói quen ngủ tốt, hình thành nhịp sinh học một cách tự nhiên. Đặc biệt, thành phần này an toàn, không gây mệt mỏi khi thức dậy, không ảnh hưởng tới hệ thần kinh và không gây lệ thuộc.

Mong rằng qua những nguyên nhân vì sao trẻ hay khóc trước khi ngủ trên đây, ba mẹ đã thêm yên tâm về tình trạng của con và biết cách xử trí sao cho phù hợp. Hãy lưu lại và thực hành sớm từ ngay hôm nay ba mẹ nhé!

Tài liệu tham khảo:

  • https://parenting.firstcry.com/articles/3-reasons-why-do-baby-cry-before-sleeping/
  • https://www.nct.org.uk/baby-toddler/crying/why-does-my-baby-cry-when-i-put-them-bed

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9