Mẹ sẽ thường thấy bé ngủ hay chổng mông khi con 6 tháng - 2 tuổi. Ba mẹ có thể thấy đây là một tư thế dễ thương, nhưng cũng có thể lo lắng do xuất phát từ nguyên nhân nào khác. Cụ thể điều này ra sao, Bé ngủ ngon sẽ cùng mẹ tìm hiểu trong bài viết.
1/ Tình trạng bé hay ngủ chổng mông
Thực tế, bé ngủ hay chổng mông là tư thế mà em bé nào cũng có nhưng sẽ theo mỗi mức độ khác nhau. Tư thế này có cả ưu và nhược điểm, như:
- Ưu điểm:
- Có lợi cho sự phát triển của đường tiêu hoá, giúp thúc đẩy đường ruột phát triển
- Đặt nền tảng cho sự phát triển vận động của trẻ sau này
- Nhược điểm:
- Tay chân của bé khó cử động thoải mái, ngực và bụng áp chặt vào đệm làm con dễ bị nóng, nổi mẩn, chàm
- Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh do giảm lượng khí lưu thông, chu kỳ hít vào và thở ra cũng không đều...
- Có thể làm bé khó thở nếu nằm úp mặt xuống dưới hay bị vướng bởi gối, chăn... che miệng (bé cần nằm nghiêng mặt sang một bên)
- Có thể gây sự bất đối xứng trong sự phát triển đầu, mặt nếu chỉ nằm nghiêng về một bên
- Dễ làm trẻ nôn trớ hơn lúc mới ngủ, lúc ngủ say hay khi mới tỉnh dậy
2/ Nguyên nhân bé hay ngủ chổng mông
Bé ngủ hay chổng mông thường xuất phát từ một trong các lý do sau:
- Trong giai đoạn bào thai trẻ thường nằm với tư thế này nên điều đó giúp con cảm thấy thoải mái, quen thuộc, an toàn, có xu hướng thích ngủ ở tư thế này hơn
- Trẻ đang trong giai đoạn học ngồi hay học bò, con cảm thấy thích và biến nó thành tư thế ngủ yêu thích
- Trẻ đang gặp vấn đề về đường hô hấp, tiêu hoá... làm con bị đau, khó chịu nên thay đổi theo nhiều tư thế khác nhau
- Giun sán chui vào ống mật. Trẻ chuyển sang ngủ ở tư thế nằm sấp chổng mông để làm giảm cơn đau. Tuy nhiên, trường hợp này chiếm tỷ lệ khá nhỏ
3/ Cần làm gì khi bé hay chổng mông lúc ngủ?
Dù bé ngủ ở tư thế nào thì cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Thế nhưng ở trẻ dưới 1 tuổi thì để đảm bảo an toàn cho bé, ba mẹ nên đặt bé ngủ nằm nghiêng, và nên điều chỉnh bé về tư thế nằm ngửa hay nằm nghiêng nếu con có đang nằm ngủ chổng mông. Nên để bé ngủ cùng phòng với ba mẹ để dễ dàng quan sát.
Với trẻ trên 1 tuổi, không phải lúc nào tư thế này cũng gây nên những tác động tiêu cực. Nếu trẻ thích nằm ở tư thế này thì điều đó chứng tỏ tư thế ấy giúp trẻ thoải mái, ngủ ngon hơn. Ba mẹ không cần thay đổi tư thế cho con liên tục mà hãy:
- Chuẩn bị giường ngủ an toàn, không để bất kỳ đồ vật nào trước ngực hay bụng của con. Không để trẻ nằm ngủ trên đệm quá mềm, có độ lún hoặc đệm nước
- Giữ nhiệt độ phòng mát, không quá nóng
- Không che phủ hoặc trùm kín đầu của trẻ
- Vệ sinh giường ngủ sạch sẽ để hạn chế tối đa việc trẻ hít phải bụi, sợi vải... khi ngủ
- Khi bé đã ngủ say, có thể nhẹ nhàng xoay bé sang tư thế nằm nghiêng
Bên cạnh đó, mẹ cũng hãy quan sát để làm rõ và loại bỏ các nguyên nhân khiến bé khó chịu nếu có, như tẩy giun định kỳ 2 năm/lần với trẻ từ 1 tuổi, giải quyết các vấn đề tiêu hoá, hô hấp mà trẻ đang gặp phải để con thoải mái và ngủ ngon hơn.
Nếu trẻ kèm theo khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không sâu giấc... thì mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ. Bổ sung melatonin không chỉ giúp loại bỏ các triệu chứng rối loạn giấc ngủ trong hiện tại mà còn hỗ trợ hình thành lại nhịp sinh học ngày - đêm một cách tự nhiên cho bé.
Các nghiên cứu cho thấy, melatonin cho hiệu quả nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng, đặc biệt an toàn, không phải là thuốc ngủ, không ảnh hưởng tới hệ thần kinh và không gây lệ thuộc nên thích hợp trong việc nâng cao chất lượng giấc ngủ cho trẻ nhỏ và cả người lớn.
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về tư thế bé ngủ hay chổng mông, nguyên nhân cũng như hướng xử trí phù hợp theo độ tuổi của con. Nếu cần hỗ trợ thêm về giấc ngủ của bé, mẹ có thể để lại câu hỏi trong phần bình luận nhé!