Gửi Câu Hỏi

Vì sao trẻ khó ngủ sau khi tiêm phòng & Dấu hiệu cần chú ý

Trẻ khó ngủ sau khi tiêm phòng có sao không? Vì sao sau khi tiêm phòng, lúc trẻ khó ngủ, lúc ngủ li bì, hay sốt cao, mệt mỏi... Trong bài viết này, Bé ngủ ngon sẽ cùng mẹ tìm hiểu về các vấn đề kể trên và nhận biết những dấu hiệu bất thường của trẻ sau tiêm phòng để xử trí kịp thời.

1/ Tại sao trẻ khó ngủ sau khi tiêm phòng?

trẻ khó ngủ sau khi tiêm phòng

Trẻ khó ngủ sau khi tiêm phòng có thể liên quan đến ảnh hưởng của vacxin lên cơ thể, khiến trẻ cáu kỉnh và gián đoạn giấc ngủ. Lý giải cho điều này, các bác sĩ cho biết đây là do cấu trúc thành phần trong vacxin sẽ gây nhiều phản ứng cho cơ thể trẻ sau khi tiếp nhận. Tuy nhiên, tình trạng này không thường xuyên.

Nghiên cứu cho thấy, tác dụng phụ phổ biến hơn sau khi tiêm vacxin là đau tại chỗ tiêm, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, biếng ăn, sốt và sẽ tự hết sau một vài ngày. Điển hình như sốt thường làm ba mẹ lo lắng, nhưng sốt (< 38 độ) chính là biểu hiện của hệ miễn dịch trong cơ thể của bé đang đáp ứng với vacxin.

Một số thông tin cho thấy, trái ngược với khó ngủ thì sau khi tiêm phòng trẻ thường có xu hưởng ngủ nhiều hơn bình thường. Nguyên nhân là sốt sau khi tiêm phòng thường khiến bé mất nước, mất sức nhiều hơn, tình trạng sưng đau tại vết tiêm cũng khiến trẻ quấy khóc trong một thời gian và dẫn tới kiệt sức, mệt mỏi, phải ngủ nhiều để bù lại sức.

2/ Những dấu hiệu bất thường của trẻ sau tiêm phòng

trẻ khó ngủ sau khi tiêm phòng

Nhìn chung, tiêm phòng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ nhưng tình trạng ở mỗi trẻ là khác nhau. Trẻ khó ngủ sau khi tiêm phòng hay cũng có thể ngủ nhiều hơn bình thường và đây là tình trạng bình thường mà ba mẹ không cần lo lắng quá.

Tuy nhiên, nếu phát hiện một trong những dấu hiệu bất thường của trẻ sau tiêm phòng dưới đây thì mẹ cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt:

  • Nôn trớ, bỏ bú
  • Thở nhanh hay ngắt quãng
  • Thở khò khè
  • Da mẩn đỏ
  • Phù nề (mặt hoặc toàn thân)
  • Khóc thét kèm la hét
  • Co giật
  • Chỗ tiêm sưng đỏ, có dịch
  • Mệt lả, ngủ li bì thậm chí là hôn mê
  • Tím tái môi và tứ chi
  • Tay chân lạnh, da nổi vân tím
  • Trẻ sốt > 38,5 độ C và không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã uống thuốc hạ sốt

Sau khi tiêm chủng, bên cạnh việc theo dõi các triệu chứng của bé thì mẹ nên chú ý chăm sóc bé bằng các cách như:

  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho bé bú mẹ và uống nước nhiều hơn
  • Sử dụng thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol, ibuprofen) phù hợp với cân nặng của bé khi con sốt > 38,5 độ, quấy khóc
  • Chườm lạnh để giảm sưng, đau nếu vết tiêm bị sưng đỏ
  • Tránh chạm vào vết tiêm khi bế bé và không xoa dầu, chườm nóng, nặn chanh hay đắp bất kỳ thứ gì lên vết tiêm
  • Không dùng aspirin, thuốc ho hay bất kỳ loại thuốc nào khác khi chưa có chỉ định từ bác sĩ

3/ Khi trẻ khó ngủ sau tiêm phòng cần làm gì?

Nếu bé trở nên khó ngủ, mệt mỏi, cáu kỉnh sau khi tiêm phòng thì mẹ nên:

  • Đặt trẻ trong không gian ngủ yên tĩnh, ít ánh sáng
  • Cố gắng ru trẻ vào giấc ngủ bằng cách vuốt ve, hát ru giúp trẻ ngủ
  • Hãy chuẩn bị tinh thần cho một vài đêm khó khăn, nhưng hãy nhớ rằng đây chỉ là tạm thời và sẽ hết sau một vài ngày

Nếu tình trạng này kéo dài hơn 2, 3 tuần, 1 tháng... thì mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho bé.

trẻ khó ngủ sau khi tiêm phòng

Melatonin là một hormon giấc ngủ đóng vai trò quan trọng nhất tới chu kỳ thức - ngủ, giúp cơ thể dễ ngủ và ngủ ngon sâu giấc hơn. Việc bổ sung melatonin vào các khung giờ cố định buổi tối sẽ hỗ trợ cơ thể hình thành lại nhịp sinh học một cách tự nhiên, tạo thói quen ngủ tốt. Đặc biệt, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bổ sung melatonin là an toàn, không ảnh hưởng tới hệ thần kinh, không gây lệ thuộc.

Như vậy, trẻ khó ngủ sau khi tiêm phòng là một rối loạn giấc ngủ mà trẻ có thể gặp phải sau khi tiêm phòng. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm cho mình những kinh nghiệm hữu ích khi chăm sóc trẻ sau tiêm phòng đúng cách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9