Gửi Câu Hỏi

Bé vò đầu bứt tai khi ngủ do nguyên nhân nào? Cha mẹ cần làm gì

Bé vò đầu bứt tai khi ngủ, ngọ nguậy khó chịu là tình trạng thường thấy ở nhiều bé. Vậy điều này có ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé không? Và cha mẹ có cần làm gì để khắc phục tình trạng này?

1/ Hiện tượng bé vò đầu bứt tai khi ngủ

Hầu hết bé vò đầu bứt tai khi ngủ là hành vi bình thường ở trẻ 4-12. Nếu trẻ không khóc, vẫn ăn ngủ bình thường thì bạn không cần lo lắng quá.

Bé vò đầu bứt tai khi ngủ do nguyên nhân nào? Cha mẹ cần làm gì - ảnh 1

2/ Nguyên nhân bé vò đầu bứt tai khi ngủ

Bé buồn ngủ

Các bé thường vò đầu bứt tai khi cơn buồn ngủ kéo đến.

Bé bị nóng

Nếu bé vẫn thường vò đầu bứt tai trong khi đang ngủ thì bạn nên kiểm tra nhiệt độ phòng đầu tiên. Trẻ nhỏ thường có nhiệt độ cao hơn người lớn nhưng nhiều cha mẹ lại hay sợ con lạnh và cho bé mặc quá nhiều lớp áo. Nhưng chỉ vì nóng quá hoặc chỗ ngủ không được thoải mái mà trẻ liên tục ngọ nguậy khó ngủ. Bạn hãy kiểm tra điều này bằng cách sờ lưng của trẻ, nếu có mồ hôi thì tức là con đang nóng.

Trẻ trong giai đoạn “khám phá” đôi tai

Nếu trẻ sơ sinh hay vò đầu bứt tai khi ngủ ở giai đoạn 4-12 tháng, khi con đang “khám phá” đôi tai của mình. Điều này thường không nhìn thấy trước 4 tháng tuổi và sau 12 tháng, lúc trẻ đã biết đi và có nhiều điều mới lạ để khám phá hơn.

Có ráy tai

Điều này thường xảy ra ở các trẻ lớn. Nếu ráy tai nhiều có thể khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu. Nhất là khi việc đưa tăm bông lớn vào ống tai có thể đẩy ráy tai vào trong sâu hơn.

Kích ứng từ xà bông tắm

Một nguyên nhân khác khiến bé vò đầu bứt tai khi ngủ là do xà bông, sữa tắm, dầu gội đầu… gây kích ứng da đầu bé, hay bị kẹt trong ống tai sau khi tắm.

Trẻ bị viêm da

Gãi là một phản ứng rất tự nhiên đối với da bị kích ứng, ngứa, khô, bị viêm hoặc có chấy. Vì vậy nếu bé có dấu hiệu gãi, bứt rứt tay chân nhiều hơn bình thường cả ngày lần đêm thì bạn nên kiểm tra và cho bé đi khám.

Nhiễm trùng tai

Tình trạng nhiễm trùng tai có thể gián tiếp khiến bé vò đầu bứt tai khi ngủ. Lúc này, trẻ thường gặp các triệu chứng ốm sốt hoặc khóc không rõ nguyên nhân kèm theo.

Đặc biệt, do tai - mũi - họng thông nhau nên viêm tai giữa rất dễ xảy ra khi bé bị viêm mũi họng lâu ngày. Nếu bạn rửa mũi cho bé sai cách, sử dụng các loại bình rửa, xi lanh xịt với áp lực xịt không được kiểm soát ổn định thì dịch dễ chảy lên tai, kéo theo vi khuẩn gây viêm tai giữa.

Bé vò đầu bứt tai khi ngủ do nguyên nhân nào? Cha mẹ cần làm gì - ảnh 2

Giải đoạn mọc răng

Đôi khi mọc răng có thể dẫn tạo tín hiệu giống như viêm tai giữa và khiến trẻ khó chịu và hay vò đầu bứt tai. Điều này là do các dây thần kinh xung quanh răng và miệng đi đến tai.

3/ Cần phải làm gì khi bé vò đầu bứt tai ngủ ngon

Khi trẻ có hiện tượng vò đầu bứt tai khi ngủ. Trước hết, bạn cần cắt ngắn móng tay cho bé để đảm bảo chúng không làm xước da trẻ, kiểm tra nhiệt độ phòng và không gian ngủ. Cần chú ý các biểu hiện của con để biết chính xác con đang gặp vấn đề gì.

Trẻ vẫn có các tuần wonder weeks với các khủng hoảng về giấc ngủ, ăn uống, vò đầu bứt tai và thường chỉ kéo dài 2 tuần. Nếu thời gian này diễn ra lâu hơn hoặc kèm theo các bất thường sức khỏe khác, bạn nên tìm hiểu các nguyên nhân kể trên và thực hiện các giải pháp như:

  • Kiểm tra lại các sản phẩm bé đang sử dụng: xà phòng, dầu gội, kem dưỡng… thậm chí là nước giặt. Đảm bảo các chúng dịu nhẹ, không có mùi thơm nặng và không gây dị ứng.
  • Đưa bé đi khám khi:
    • Con khóc và ôm tai.
    • Có dấu hiệu ngứa tai kéo dài hơn 1 tuần.
    • Sốt trên 38 độ.
    • Sốt ở trẻ dưới 12 tháng.
    • Dịch chảy ra từ ống tai.
  • Rửa mũi cho trẻ đúng cách khi con bị cảm cúm, sổ mũi. Nhiều khi chỉ vì rửa mũi sai cách mà bé bị viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần. Bạn nên lựa chọn cho bé các dụng cụ rửa an toàn, áp lực xịt vừa phải và được kiểm soát ổn định, tạo hạt kích thước nhỏ để len lỏi vào sâu bên trong. Trong trường hợp dịch mũi đặc, nên rửa mũi cho bé với muối ưu trương 3% để dễ làm loãng dịch nhầy và giảm viêm mũi tốt hơn. Nếu trẻ vẫn vò đầu bứt tai khi ngủ thường xuyên và ngủ không sâu giấc, thường xuyên thức giấc về đêm và ảnh hưởng tới tâm trạng ban ngày của con như gắt ngủ, khó chịu thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ.

Bình thường, melatonin sẽ tăng tiết và ổn định vào ban đêm, giảm tiết vào ban ngày để điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, giúp trẻ dễ ngủ và ngủ ngon. Nhưng khi melatonin thiếu hụt hoặc rối loạn thì trẻ sẽ khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Vì vậy, bạn có thể bổ sung melatonin cho trẻ để thiết lập lại nhịp sinh này.

Nhìn chung, bé vò đầu bứt tai khi ngủ không có gì đáng lo ngại nếu trẻ đang ở giai đoạn 4-12 tháng và sức khỏe con vẫn bình thường. Nếu giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng, bạn có thể áp dụng các gợi ý trên đây để giúp bé ngủ ngon, sâu giấc hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9