Đái dầm là hiện tượng bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu trẻ > 5 tuổi vẫn gặp hiện tượng này hoặc số lần đi tiểu quá nhiều, gây khó chịu cho cả trẻ em và cha mẹ thì bạn cần lưu ý tới một số bệnh lý tiềm ẩn.
Trong bài viết này, bạn sẽ nắm được những thông tin cơ bản nhất về chứng đái dầm ở trẻ và hiệu quả của melatonin trên tình trạng này. Nếu đây là lần đầu tiên bạn nghe tới thành phần này, hãy tham khảo trước qua bài viết này nhé! Sau đó, quay trở lại đây và xem các nhà khoa học đã nói gì về hiệu quả của chúng trên tình trạng đái dầm của con bạn nhé!
1. Đái dầm là gì? Khi nào trẻ đái dầm cần đi khám?
Đài dầm là tình trạng tiểu không tự chủ ở trẻ em vào buổi tối, buổi trưa và sẽ giảm dần theo độ tuổi.
Tỷ lệ đái dầm ở trẻ sẽ giảm đáng kể khi lên 5 tuổi, chỉ còn khoảng 1% hàng đêm. 25% trẻ 5 tuổi đái dầm ít nhất 1 lần mỗi tháng ngay cả khi đã được cha mẹ huấn luyện cách đi tiểu.
Vì mỗi trẻ sẽ có các mốc và tốc độ phát triển khác nhau nên hiện tượng này sẽ chấm dứt ở thời điểm khác nhau với từng bé. Bạn không cần quá lo lắng nếu con đang gặp hiện tượng này vì hầu hết chúng đều là bình thường ở thời thơ ấu.
Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, đái dầm là dầu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn. Nếu bé có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn hãy cho trẻ đi khám ngay nhé:
- Bắt đầu các đợt đái dầm ở trẻ lớn hoặc thanh thiếu niên sau một thời gian dài khó ngủ
- Đi tiểu đau
- Nước tiểu đục hoặc đổi màu
- Các vấn đề liên quan tới vận động của ruột như táo bón, mất phản xạ đi ngoài
- Các vấn đề về giấc ngủ, ví dụ như khó khăn khi thức dậy
- Khát nước
2. Vì sao trẻ đái dầm?
Ở trẻ nhỏ từ 0 - 3 tuổi, khi các con chưa tự chủ được ý muốn của bản thân và bàng quang còn nhỏ nên đái dầm là hiện tượng hết sức bình thường. Song ở các bé lớn từ 5 tuổi trở lên, nếu đái dầm vẫn còn tiếp diễn thì bạn nên lưu ý tới các nguyên nhân điển hình như:
- Lo lắng, căng thẳng: Nghiên cứu cho thấy trẻ em đái dầm có mức lo lắng cao hơn. Lo lắng có thể xuất phát từ những khó khăn nơi trường lớp, căng thẳng trong gia đình, sự chia ly,...
- Thói quen ăn uống: một số thực phẩm và đồ uống có tác động gây lợi tiểu như caffeine, trà, nước chanh,... Bạn nên hạn chế cho trẻ uống chúng cũng như các thức uống nhiều nước khác trước khi đi ngủ.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs): giống như viêm bàng quang, các triệu chứng phổ biến của chúng bao gồm đi tiểu thường xuyên và bất ngờ. Điều trị UTIs dễ dàng nhưng việc xác định được chúng khá khó khăn khi hầu hết các bé đều chưa thể giải thích rõ triệu chứng của mình.
- Ngưng thở khi ngủ: khi xảy ra hiện tượng này, cơ thể sẽ sản xuất ra một loại hormon ANP khiến thận sản xuất thêm nhiều nước tiểu trong khi ngủ.
- Táo bón: phân ứ đọng lâu ngày trong trực tràng sẽ khiến nó phình ra. Do nằm ngay sau bàng quang nên trong một số trường hợp, trực tràng căng phồng sẽ đẩy bàng quang. Kết quả là táo bón kéo dài có thể dẫn tới đái dầm ở trẻ. Lúc này, bạn cần điều trị chứng táo bón ở trẻ trước thì tình trạng đái dầm cũng sẽ dần dần được khắc phục.
- Các vấn đề ở thận: đây là cơ quan quan trọng trong việc sản xuất và đào thải nước tiểu. Do vậy, nguyên nhân đái dầm ở trẻ có thể từ thận như thận to, bệnh thận mãn tính,... Trẻ xuất hiện các triệu chứng như sụt cân, tăng cảm giác khát nước, đi tiểu nhiều.
- ADH kém: đây là hormon chống bài niệu, làm chậm tốc độ sản xuất nước tiểu về đêm. Khi cơ thể sản xuất ít ADH hoặc phản ứng với ADH không đúng cách có thể gây ra chứng đái dầm.
- Bệnh tiểu đường: nếu không được điều trị, tiểu đường khiến cơ thể thải đường qua nước tiểu và số lần đi tiểu cũng nhiều hơn. Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình đầu tiên thường gặp ở trẻ bị tiểu đường.
Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ đái dầm ở trẻ như:
- Di truyền
- ADHD (rối loạn tăng động, giảm chú ý)
- Trẻ thuộc tuýp “ngủ sâu”
3. Đái dầm ảnh hưởng tới giấc ngủ thế nào?
- Khó đi vào giấc ngủ: vì chứng đái dầm nên trẻ có thể cảm thấy lo lắng trước khi đi ngủ, khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn. Điều nãy cũng có thể dẫn đến cảm giác xấu hổ, tự ti và khiến trẻ khó ngủ hơn nữa.
- Dễ thức giấc về đêm: việc làm ướt giường có thể khiến trẻ thức giấc, giấc ngủ bị gián đoạn kéo dài trong khi cha mẹ dọn dẹp giường, thay quần áo cho bé.
- Phát ban và kích ứng da có thể xuất hiện do tiếp xúc với nước tiểu, khiến trẻ càng khó ngủ hơn nữa.
4. Melatonin và chứng đái dầm ban đêm ở trẻ
Một nghiên cứu được thực hiện trên 216 trẻ (khoảng 6 tuổi) tại 2 bệnh viện ở Lucknow miền Bắc Ấn Độ cho thấy đái dầm ban đêm có liên quan đáng kể tới hành vi bất thường (P = 0,049) và giấc ngủ kém (P% 0,05) (Link: https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26244952/)
Một nghiên cứu khác được đăng trên Tạp chí The Australian and New Zealand Continence của Úc tháng 03/2017. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá việc sử dụng melatonin để điều trị chứng đái dầm ban đêm ở trẻ. Có 39 trẻ được chẩn đoán đái dầm ban đêm được kê đơn melatonin. Hầu hết trẻ tham gia (94%) không đáp ứng với điều trị trước đó và mắc chứng đái dầm (84%). Sau khi dùng melatonin, 90,6% trẻ ngủ ngon hơn và 75% không còn đái dầm. Báo cáo này cho thấy hiệu quả của melatonin như một chất hỗ trợ điều trị chứng đái dầm. Nhiều nghiên cứu bổ sung sẽ được thực hiện để làm rõ vai trò của melatonin trong kiểm soát chứng đái dầm kháng trị. (Link: https://search.informit.org/doi/10.3316/INFORMIT.714628790425680)
Nếu như trẻ đái dầm về đêm kèm theo khó ngủ, ngủ không sâu giấc và ảnh hưởng tới việc học tập, hành vi ban ngày của trẻ, bạn có thể tham khảo Bác sĩ về việc bổ sung thêm melatonin cho bé.
Tìm hiểu thêm Melatonin là thuốc gì và những khái niệm căn bản.