Gửi Câu Hỏi

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao? Liệu pháp tâm lý và thuốc

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao để sớm trở lại nếp ngủ khoa học, trẻ ngủ ngon đủ giấc? Hiện nay, có hai phương pháp chính là sử dụng liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. Trong đó, liệu pháp tâm lý là cần thiết trong mọi trường hợp và đòi hỏi sự kiên nhẫn từ cha mẹ.

1/ Điều trị trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao?

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ là hiện tượng khi một em bé đang ngủ tốt tự nhiên khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức dậy về đêm, ngủ ít hơn bình thường. 

Trước khi tìm giải pháp trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao, cha mẹ cần phân biệt điều này với hiện tượng ngủ hay tỉnh giấc, quấy khóc ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Bởi ở trẻ sơ sinh thì nhịp sinh học chưa được hình thành, trẻ chưa phân biệt được ngày và đêm thì đây lại là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường.

Còn đối với các trường hợp rối loạn giấc ngủ ở trẻ em, hiện nay có hai phương pháp điều trị chính là:

Điều trị rối loạn giấc ngủ bằng liệu pháp tâm lý

Có 5 bước cơ bản bạn cần thực hiện khi áp dụng cách điều trị rối loạn giấc ngủ cho trẻ này:

Bước 1: Lập biểu đồ giấc ngủ của trẻ với các thông số cụ thể là: số lần thức giấc, số lần khóc, số lần không chịu ngủ và thức đêm.

Bước 2: Tìm nguyên nhân. Bằng cách hỏi han và quan sát trẻ, bạn cần xác định nguyên nhân trẻ không ngủ buổi tối là do đã ngủ ban ngày quá nhiều hay ngủ đêm quá ít. Xem ban đêm trẻ có hay thở bằng miệng. Dựa vào giờ ngủ, thời gian ngủ/ khóc, giờ đau (nếu có),... hay các triệu chứng bất thường để tìm nguyên nhân.

Bước 3: Lập quy chế ngủ cho trẻ. Nên hướng dẫn trẻ vào lịch ngủ với lời nói nhẹ nhàng, không ra khỏi giường. Nên giúp trẻ thư giãn trước khi ngủ bằng cách dạy trẻ hít thở sâu, thả lỏng cơ thể và đếm theo nhịp thở,...

Bước 4: Quan sát trẻ khi ngủ. Nếu bé ra khỏi giường thì ba mẹ nhẹ nhàng nói trẻ quay trở lại ngủ.  

Bước 5: Động viên, khích lệ, khen thưởng trẻ khi sáng dậy.

Bên cạnh đó, đề đề phòng những tổn thương cơ thể có thể xảy ra khi giấc ngủ của con bin rối loạn, tỉnh giấc về đêm, bạn nên cho trẻ nằm giường thấp, không để những vật dụng sắc nhọn trong phòng ngủ, đóng cửa phòng, cửa, che chắn cẩn thận,...

trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao
Động viên và an ủi bé

Thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Khi liệu pháp tâm lý không hiệu quả, một số trẻ sẽ cần đến các loại thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ như:

- Thuốc an thần, giảm lo âu - diazepam

- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng - amitriptilin

- Thuốc chống động kinh - carbamazepin, valproate

Các loại thuốc trên đều cần Bác sĩ thăm khám và chỉ định trực tiếp.

Nếu bạn lo ngại tình trạng rối loạn giấc ngủ của trẻ thường xuyên trong khi việc dùng thuốc còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ. Đây là một hormon tự nhiên được tiết ra bởi tuyến tùng trong cơ thể, tăng tiết vào ban đêm và là nguyên nhân của cảm giác buồn ngủ.

Nghiên cứu cũng cho thấy, bổ sung melatonin ngoại sinh không làm thay đổi sự tiết melatonin nội sinh trong cơ thể. Đặc biệt, melatonin không phải là thuốc và không gây lệ thuộc, an toàn cho bé và hiệu quả nhanh chóng ngay từ những ngày dầu sử dụng.

(Một số thảo dược như hoa lạc tiên, tía tô đất,... cũng cho tác dụng an thần nhưng hiệu quả thường chậm và tùy cơ địa từng bé)

Trên đây, Bengungon đã giải đáp chi tiết về cách điều trị cho trẻ bi rối loạn giấc ngủ phải làm sao qua các biện pháp tâm lý cũng như sử dụng các loại thuốc. Tiếp theo hãy tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này ở trẻ.

2/ Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh là gì?

Nguyên nhân sinh lý

Giấc ngủ có được chia làm 2 chu kỳ:

- NREM (NON - REM): ngủ không chuyển động mắt/ ngủ chậm

  • Giai đoạn 1: Buồn ngủ sang ngủ
  • Giai đoạn 2: Ngủ nông
  • Giai đoạn 3,4: Ngủ sâu

- REM: ngủ chuyển động mắt/ ngủ nhanh

Bình thường, giấc ngủ NREM chiếm khoảng  75 - 80% và giúp cơ thể ngủ ngon, sâu giấc. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh NREM chỉ chiếm khoảng 50%. Vì vậy, giấc ngủ của trẻ thường không sâu, trẻ dễ bị đánh thức bởi sự tác động bên ngoài hơn người lớn.

Tuy nhiên, hầu hết trẻ sơ sinh bị rối loạn giấc ngủ thực tế chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng. Nhịp sinh học của trẻ sẽ dần ổn định khi lên 3 tháng tuổi. Nếu sau độ tuổi này mà chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh vẫn tiếp tục thì bạn nên lưu ý tới các nguyên nhân bệnh lý khác.

Nguyên nhân bệnh lý

nguyên nhân rối loạn giấc ngủ

- Thiếu canxi, còi xương

- Thiếu vi chất dinh dưỡng: kẽm, magie,...

- Trẻ tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý

- Trẻ mắc các bệnh đường hô hấp: nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng,... gây khó thở khi ngủ, dễ thức giấc về đêm. Trong trường hợp này, tình trạng rối loạn chỉ là tạm thời. Để giải quyết trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao, bạn chỉ cần khắc phục các bệnh đường hô hấp này. Để hạn chế phải dùng tới kháng sinh, bạn có thể nhỏ mũi cho bé với nước muối ưu trương hoặc sinh lý để giúp bé dễ thở hơn.

Nguyên nhân từ thói quen sinh hoạt

Có nhiều yếu tố sinh hoạt có thể ảnh hưởng gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ như:

- Ngủ ngày nhiều

- Thường xuyên tiếp xúc với thiết bị điện tử trước khi ngủ. Các thiết bị này đều chứa ánh sáng xanh - chất ức chế giải phóng melatonin nên trẻ sẽ ít có cảm giác buồn ngủ.

- Trẻ hay bị ngăn cản hoặc đánh thức khi ở giai đoạn ngủ nhanh.

- Trẻ bị căng thẳng do môi trường học tập, gia đình, sự chia ly,...

Việc thiếu ngủ, căng thẳng sẽ làm trẻ hay quên, dễ quấy khóc, sự phát triển não bộ bị ảnh hưởng và thiếu minh mẫn trong học tập. Bạn có thể lựa chọn sản phẩm có sự kết hợp melatonin và l-theanin (chất chống oxy hóa trong trà xanh) để hỗ trợ giảm căng thẳng, mệt mỏi và giúp bé ngủ ngon hơn.

Tìm hiểu thêm: Trẻ khó ngủ khám ở đâu tại Hà Nội và TP. HCM

3/ Dấu hiệu trẻ bị rối loạn giấc ngủ 

Ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ cần thời gian ngủ khác nhau:

- Trẻ < 6 tháng: tổng thời gian ngủ khoảng 16-18h/ngày. Trẻ ngủ đêm khoảng 9,5 - 11,5h. Ngủ ngày khoảng 3,5 - 5,5h

- Trẻ 6 - 12 tháng: tổng thời gian ngủ khoảng 14h/ngày. Lúc này, nhịp sinh học của trẻ đã dần ổn định nên thời gian ngủ ban ngày giảm từ 3 - 4 giấc xuống 1 - 2 giấc.

- Trẻ từ 18 tháng: nhu cầu ngủ ban ngày còn rất ít

Khác với trẻ bình thường, trẻ bị rối loạn giấc ngủ biểu hiện điển hình là:

- Ngáp ngủ nhiều

- Sụp mí mắt

- Ít chơi đùa, linh hoạt kém

- Lờ đờ, mệt mỏi

- Ngủ ngày quá nhiều

- Biểu hiện của bệnh trong giấc ngủ: cơn thở ngắn kèm theo ngáy, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm, cơn miên hành,... Trong đó hiện tượng trẻ bị hoảng sợ khi ngủ và cơn miên hành khá phổ biến.

trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao

Hoảng sợ khi ngủ phổ biến nhất ở trẻ 3-8 tuổi. Sự sợ hãi lên đỉnh điểm khi trẻ la hét mà cha mẹ không thể an ủi. Bởi lúc này, trẻ dường như không ý thức được sự hiện diện của cha mẹ, có thể nói nhưng không trả lời được các câu hỏi và sáng hôm sau hoàn toàn không nhớ gì.

Cơn miên hành hay còn gọi là mộng du xuất hiện ở 15% trẻ từ 5-12 tuổi với các biểu hiện: tự đứng dậy đi ra khỏi giường và đi bộ xung quanh trong khi đang ngủ, hoặc hành động phức tạp như ăn, nói chuyện. Khoảng ⅓ trẻ hoảng sợ ban đêm có kèm theo hiện tượng miên hành này.

Thông thường, hoảng sợ khi ngủ và các cơn miên hành chỉ thoáng qua và không cần điều trị. Nhưng nếu chúng vẫn kéo dài sang giai đoạn thiếu niên, hoặc kèm theo các các dấu hiệu rối loạn giấc ngủ khác thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám để bác sĩ cân nhắc điều trị.

Trên đây là những hướng dẫn cụ thể cho trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn về tình trạng cụ thể của bé, bạn có thể để lại câu hỏi cho chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9