Khi trẻ ngủ đêm hay đạp chân tay có phải dấu hiệu bất thường nào không? Mẹ cần làm gì khi trẻ ngủ đạp chân tay liên tục và cách khắc phục ra sao?
1/ Trẻ ngủ đêm hay đạp chân tay khiến mẹ lo lắng
Thông thường, trẻ ngủ đêm hay đạp chân tay có thể khiến ba mẹ lo lắng, sợ con ngủ không ngon giấc hoặc gặp bất thường nào đó.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì phần lớn hiện tượng trẻ ngủ đạp chân tay, hay cựa quậy này chỉ là sinh lý bình thường do hệ thần kinh của bé chưa hoàn thiện. Vì thế, cha mẹ lưu ý bổ sung cho bé dinh dưỡng đầy đủ và tổ chức giấc ngủ tốt cho trẻ là được. Ngoài ra, trong một số ít trường hợp trẻ ngủ hay đạp chân lại xuất phát từ các nguyên nhân khác.
2/ Nguyên nhân khiến trẻ ngủ đêm hay đạp chân tay
Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do hệ thần kinh của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, chưa khống chế được toàn bộ các hoạt động vô thức nên các vận động tay, chân vẫn diễn ra nhiều trong lúc ngủ.
Ngoài ra, một vài yếu tố khác có thể là cơ hội thuận lợi cho tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn:
- Trẻ ngủ ngày quá nhiều: nên đêm ít buồn ngủ, ngủ không sâu giấc. Tùy theo độ tuổi mà trẻ sẽ có các khoảng thời gian ngủ ngày - đêm khác nhau. VD: Trẻ 0 - 4 tháng ban ngày thường ngủ 7 - 9h và ban đêm là 8 - 12h; Trẻ 4 - 12 tháng ban ngày là 4 - 5 giờ và ban đêm là 9 - 10 giờ.
- Trẻ đói: nếu trẻ sơ sinh ngủ hay đạp chân tay thì bạn hãy lưu ý thêm tới yếu tố này. Bởi trẻ sơ sinh thường cần nhiều cữ bú mỗi ngày. Nhất là trong những ngày nóng, bé ra nhiều mồ hôi sẽ cần bú nhiều hơn. Trẻ mới sinh cần tới 8 - 12 cữ bú/ngày. Trẻ < 3 tháng cần khoảng 5-8 cữ bú và giảm còn khoảng 4 cữ bú khi trẻ 7 - 12 tháng tuổi.
- Trẻ thiếu canxi, vitamin D: canxi là khoáng chất quan trọng tham gia vào hoạt động dẫn truyền thần kinh. Canxi có nhiều trong thức ăn, đặc biệt là sữa. Thế nhưng để canxi hấp thu tốt nhất cần có sự hiện diện của vitamin D - vi chất này rất ít trong sữa mẹ hay thức ăn.
Hiện nay, do biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, cho trẻ tắm nắng để cơ thể tự tổng hợp vitamin D đã không còn được khuyến cáo. Thay vào đó, cha mẹ nên bổ sung vitamin D cho trẻ từ các loại thực phẩm bổ sung.
- Không gian ngủ không thoải mái, trời nóng, giường cộm, muỗi, kiến,... khiến bé khó chịu, trẻ ngủ đêm hay lăn lộn như một phản xạ tự nhiên.
Ngoài ra, có một lý giải khác cho trẻ sơ sinh đạp chân tay khi ngủ là do khi trong bụng mẹ, trẻ đã quen với tư thế nằm co tròn. Khi ra ngoài do không gian lớn hơn nên trẻ sẽ có thói quen đạp mạnh, quờ quạng khi ngủ.
Với những nguyên nhân trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho mình rồi. Trẻ ngủ đêm hay đạp chân tay hoàn toàn là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ vì vậy cha mẹ không cần quá lo lắng.
3/ Mẹ cần làm gì khi con đạp chân tay khi ngủ
Khi bé ngủ hay đạp chân tay, trước hết bạn cần sắp xếp giường ngủ của bé an toàn, tránh để đồ chơi, bình sữa, đồ dùng khác trên giường. Nếu bé hay lăn lộn thì cần che chắn cẩn thận.
Lúc trẻ đạp chân tay, bạn nên để bé nằm yên chứ không nên đánh thức trẻ bởi điều này sẽ khiến bé quen và bám mẹ nhiều hơn. Khi trẻ thức hẳn, khóc đêm mới cần dỗ trẻ ngủ lại. Nếu bé trên 6 tháng tuổi, không nên cho bé bú đêm ngay bởi ở lứa tuổi này trẻ không cần bú đêm nữa và điều này cũng giúp bạn cai sữa đêm cho trẻ tốt hơn.
Trên đây là các cách xử lý khi trẻ đạp chân tay lúc ngủ, nhưng để hạn chế hiện tượng này giúp bé ngủ ngon sâu giấc hơn, bạn có thể áp dụng thêm các cách sau đây:
- Điều chỉnh giờ ngủ ngày - đêm của trẻ. Nếu trẻ đang ngủ ngày quá nhiều hãy cố gắng giảm bớt đi.
- Cho trẻ bú trước khi đi ngủ để tránh con bị đói.
- Bổ sung vitamin D liên tục cho trẻ tới 18 tháng tuổi. Sau đó cho bé dùng theo từng đợt 3 - tháng vào các thời điểm ít nắng, trẻ ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Có thể chọn sản phẩm vitamin D có thêm thành phần DHA để hỗ trợ hệ thần kinh của bé phát triển tốt hơn.
- Bổ sung canxi cho trẻ theo đợt 4 tháng/năm.
- Tổ chức không gian ngủ tốt: ít ánh sáng, yên tĩnh, không cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Bởi ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ ức chế việc tiết melatonin - hormone giấc ngủ tự nhiên giúp trẻ dễ ngủ, ngủ sâu giấc và có nhịp sinh học cân bằng.
Những trường hợp trẻ ngủ đêm hay đạp chân tay là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ và sẽ hết khi trẻ lên 5, 6 tuổi lúc hệ thần kinh đã hoàn thiện. Bạn không cần quá lo lắng về tình trạng này nhé, nhưng hãy luôn thiết lập cho con một không gian ngủ tốt để bé có giấc ngủ trọn vẹn nhất.
Tham khảo thêm: trẻ sơ sinh lắc đầu liên tục khi ngủ có sao không?