Gửi Câu Hỏi

Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn có sao không? Cách xử lý khoa học

Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tìm đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn biết cách xử trí phù hợp và không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

1/ Nguyên nhân trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn

Có nhiều nguyên nhẫn khiến trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn, khó chịu. Việc này ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của bé trong những năm tháng đầu đời. Nhiều cha mẹ gặp không ít phiền toái khi mỗi đêm phải thức giấc để ru con ngủ lại từ đầu.

Giấc ngủ có vai trò quan trọng cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ, ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi trong ngày của trẻ. Khi ngủ sâu, vỏ não sẽ ức chế hầu hết các hoạt động có ý thức, chỉ có các vận động vô thức thuộc hệ thần kinh thực vật: thở, nhịp tim, nhu động ruột,... vẫn diễn ra bình thường.

trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn
Tình trạng lăn lộn về đêm ở trẻ nhỏ không hiếm gặp

Thế nhưng một số trẻ ngủ đêm hay lăn lộn, hoạt động tay chân nhiều, thậm chí có các biểu hiện như khóc, cười,... 

Nguyên nhân là bởi ở trẻ hệ thần kinh của bé vẫn chưa hoàn thiện nên chưa ức chế được hoàn toàn các hoạt động có ý thức khi ngủ, kết hợp với các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. 

Một số yếu tố cụ thể khiến trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn như:

- Do vi chất:

  • Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D, canxi, magie, photpho,... - ảnh hưởng đến quá trinh dẫn truyền của hệ thần kinh. 
  • Thiếu Omega, DHA
  • Thiếu máu thiếu sắt

- Do dinh dưỡng:

  • Trẻ quá đói hoặc quá no
  • Trẻ nôn trớ, trào ngược dạ dày dẫn tới dinh dưỡng dễ thiếu hụt

- Do bệnh lý:

  • Bệnh hô hấp: ho, sốt, nghẹt mũi,... 
  • Bệnh lý não bộ
  • Bệnh lý tim mạch, tiêu hóa
  • Trẻ nhiễm giun kim (loại giun này đẻ trứng ở hậu môn vào ban đêm khiến bé khó chịu)

- Do tâm lý:

  • Trẻ bắt đầu biết giao tiếp với mọi người nên những cảm xúc trong ngày như: buồn, giận, lo lắng,... có thể ảnh hưởng đến hành vi của trẻ khi ngủ, bé ngủ lăn lộn về đêm.
  • Chế độ ăn uống thay đổi, trẻ bị ép ăn những thứ không thích nên ảnh hưởng đến tâm lý và tiêu hóa của bé.

- Do môi trường:

  • Phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều muỗi, kiến cắn, trẻ mặc nhiều quần áo,... khiến trẻ không thoải mái. 
  • Phòng ngủ quá nhiều ánh sáng (chúng sẽ ức chế việc tiết melatonin - hormon được tăng tiết vào ban đêm để giúp cơ thể dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn). 
  • Phòng ngủ ẩm mốc, bụi, mùi hôi

Ngoài ra mẹ có thể tham khảo về tình trạng trẻ 2 tuổi khóc đêm để biết rõ nguyên nhân và những cách khắc phục cho con.

2/ Trẻ ngủ đêm hay lăn lộn có sao không?

Nhìn chung, khi trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn nếu con vẫn hoạt động trong ngày, tiếp thu kiến thức, lanh lẹ thì bạn không cần quá lo lắng. 

Nhưng dù sao, một giấc ngủ ngon cũng tốt hơn cho sự phát triển của trẻ. Giấc ngủ ngon sẽ giúp trẻ thông minh, tập trung hơn và phát triển thể chất (chiều cao, cân nặng) tốt hơn. 

Thực tế cho thấy, những trẻ thường ngủ không ngon, hay lăn lộn khi ngủ có khuynh hướng dễ cáu gắt, hay chống đối người lớn. 

3/ Cách xử lý cho bé ngủ hay lăn lộn về đêm

Tạo không gian “chuẩn” cho giấc ngủ

Đây là yếu tố cơ bản cho giấc ngủ trọn vẹn của bất kỳ trẻ nào. Bạn cần tạo không gian ngủ yên tĩnh, không có ánh sáng mạnh và ánh sáng từ các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi ngủ cho bé. 

Ngoài ra, phòng nên thông thoáng, có nhiệt độ phù hợp, không gian trong lành. Nếu không gian ngủ chưa tốt, bé 2, 3 tuổi trằn trọc khó ngủ dễ xảy ra. 

Giải quyết tốt các nguyên nhân dinh dưỡng, vi chất, bệnh lý (nếu có)

Nếu xuất phát từ nguyên nhân thiếu vi chất dinh dưỡng hoặc bệnh lý, bạn cần sớm giải quyết chúng. Bởi lúc này, các trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn chỉ là dấu hiệu bên ngoài của các bất thường ấy. Bạn không nên chủ quan để chúng không ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ.

Theo khuyến cáo, trẻ cần được bổ sung vitamin D liên tục đến 18 tháng tuổi. Sau đó bổ sung 1-2 đợt khoảng 3-4 tháng/năm vào các đợt thiếu nắng hoặc trẻ ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên bên ngoài. Vitamin D sẽ giúp bé hấp thu canxi tốt hơn.

xử lý các nguyên nhân lăn lộn ở trẻ
Trẻ ngủ đêm hay lăn lộn phải làm sao

Với trẻ ngủ ban đêm hay lăn lộn, bạn có thể bổ sung thêm vitamin D cho bé. Để hiệu quả cao hơn, bạn có thể tham khảo các sản phẩm Vitamin D có thêm DHA để hỗ trợ tốt hơn cho hệ thần kinh của trẻ.

Hoặc khi trẻ hay nghẹt mũi về đêm, bạn nên rửa mũi cho bé với muối sinh lý hoặc muối ưu trương. Trong trường hợp bé nghẹt nhiều bạn nên dùng muối ưu trương cho bé. Tuy có giá thành cao hơn nhưng muối ưu trương còn cho hiệu quả kháng viêm, kháng khuẩn và làm loãng dịch mũi, thông thoáng đường thở hiệu quả gấp 2-3 lần muối sinh lý thông thường. Bạn có thể chọn muối ưu trương có thêm chất dưỡng ẩm natri hyaluronate để dưỡng ẩm, bé không bị xót rát khi rửa. 

Giúp trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn có tâm lý thoải mái

trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn

Giấc ngủ chính là nơi để cơ thể và tâm trí giải tỏa căng thẳng, áp lực, kỳ vọng,... trong ngày. Những cảm xúc ấy sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ về đêm.

Chính vì thế, bạn hãy xem xét lại liệu mình, gia đình, trường học,... có vô tình làm gì khiến trẻ căng thẳng, lo lắng, sợ hãi không. Và cố gắng có phương pháp giáo dục trẻ thích hợp hơn, hạn chế việc phải la rầy trẻ nhé.

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không hiệu quả, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ. Đây là hoạt chất được biết đến với tác dụng giúp dễ ngủ, ngủ ngon sâu giấc nhanh chóng theo cơ chế sinh lý của cơ thể và an toàn, không gây lệ thuộc. 

Nếu trẻ thường căng thẳng, hãy chọn sản phẩm có bổ sung thêm các chất chống oxy hóa, giảm căng thẳng từ thảo dược như: L - theanin (trà xanh, trà đen); trà hoa cúc, oải hương,...

Nếu trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn, bạn hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân để áp dụng giải pháp phù hợp nhé. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp sự phát triển não bộ, thể chất và cả tâm trạng của con tốt hơn.

Tham khảo thêm bài viết: trẻ ngủ đêm hay đạp chân tay có sao không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9