Gửi Câu Hỏi

Trẻ tăng động khó ngủ do nguyên nhân nào? Giải pháp cần thiết

Trẻ tăng động khó ngủ là tình trạng rất phổ biến. Một nghiên cứu tại Anh cho thấy có khoảng 25-50% trẻ em và thanh thiếu niên tăng động giảm chú ý (ADHD) gặp vấn đề về giấc ngủ, gấp 3 lần trẻ bình thường. Vậy đâu là nguyên nhân? Và giải pháp cho tình trạng này là gì?

1/ Tình trạng trẻ tăng động khó ngủ

Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, khi trẻ tăng động khó ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng tăng động giảm chú ý, như dẫn tới mất kiểm soát cảm xúc, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung. Ngoài ra, một loạt các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể xảy ra như: béo phì, tiểu đường, các bệnh về miễn dịch và tim mạch. Thiếu ngủ khiến cả trẻ em và người lớn đều cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn và làm mọi việc kém hiệu quả.

Trẻ tăng động khó ngủ
Trẻ tăng động khó ngủ

Bên cạnh đó, hậu quả đối với các bậc cha mẹ cũng nặng nề không kém. Trung bình, có khoảng 57% cha mẹ có con bị tăng động giảm chú ý ngủ ít hơn 6h/đêm. Thời gian đó cũng bị gián đoạn bởi số lần thức dậy về đêm của trẻ.

Trẻ tăng động giảm chú ý có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ như:

  • Khó đi vào giấc ngủ: đây là thách thức lớn với trẻ tăng động giảm chú ý. Dường như trẻ còn phải cố gắng ngừng các suy nghĩ trong đầu lại để có thể đi ngủ được.
  • Ngủ không ngon giấc: trẻ tăng động giảm chú ý dễ gặp ác mộng, đái dầm, và rối loạn giấc ngủ như hội chứng chân không yên (còn gọi là hội chứng chân bồn chồn hay bệnh Willis-Ekbom (RLS/ WED), trẻ sẽ có cảm giác chân bồn chồn, khó chịu ở chân khi đang ngồi hay nằm xuống, thường vào buổi tối hoặc đêm). Trẻ cũng dễ thức giấc khi có tiếng ồn dù là nhỏ nhất.
  • Khó thức dậy vào buổi sáng: thức khuya khiến trẻ ADHD khó thức dậy vào buổi sáng. Trẻ thường cáu kỉnh hoặc dễ gây gổ khi thức dậy.
  • Ngủ đột ngột: xảy ra khi trẻ bị buộc phải làm một công việc mà chúng không hứng thú. Lúc này, hệ thần kinh của trẻ sẽ ngừng hoạt động để tìm kiếm các hoạt động thú vị hơn. Đôi khi, nó có thể khiến trẻ buồn ngủ, thậm chí là ngủ đột ngột.

2/ Vì sao trẻ tăng động lại khó ngủ và ngủ ít

Về mặt sinh học, sự rối loạn các chất hóa học trong não bộ đã khiến trẻ tăng động khó ngủ. Điển hình nhất là sự bất thường của melatonin - hormon điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể. Bình thường, melatonin sẽ được tuyến tùng tăng tiết vào ban đêm, đi vào máu để báo cho các cơ quan biết đã tới giờ đi ngủ và giúp cho chúng ta có cảm giác buồn ngủ. Nhưng ở trẻ tăng động giảm chú ý, sự tiết melatonin khá yếu và thường chậm hơn thông thường. Chính vì thế mà trẻ sẽ thấy chậm buồn ngủ và ngủ không được ngon giấc so với trẻ bình thường.

Người ta còn nhận thấy nồng độ serotonin - chất dẫn truyền thần kinh liên quan tới sự chú ý - ở trẻ tăng động bị giảm vào buổi sáng. Đây cũng là lý do mà trẻ khó khăn và ít tỉnh táo khi thức dậy.

Ngoài ra, nhiều trẻ còn hay gặp phải chứng ngưng thở khiến các bé khó ngủ sâu được. Cụ thể, trẻ sẽ không thở trong một khoảng thời gian dài khoảng hơn 10s, kèm triệu chứng ngủ ngáy và ngủ ngày quá mức.

Về mặt tâm lý, một số trẻ có mức độ lo lắng cao, hay lo lắng khiến trẻ bị kích động.

Bên cạnh những rối loạn bên trong thì bạn cũng cần lưu ý tới những yếu tố bên ngoài như: không gian ngủ của trẻ có thoải mái? yên tĩnh? ánh sáng đã phù hợp? hay trẻ có thói quen đi ngủ chưa?

3/ Phải làm sao để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ tăng động

Thiếu ngủ sẽ làm các triệu chứng của tăng động giảm chú ý trầm trọng hơn, đồng thời ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số giải pháp để khắc phục tình trạng này:

Thiết lập một thói quen ngủ và không gian ngủ tốt

Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng trẻ tăng động khó ngủ là đảm bảo thói quen ngủ tốt vào khung giờ nhất định, kể cả ngày cuối tuần. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ có thói quen đi ngủ đều đặn sẽ ngủ sớm hơn và ít thức giấc về đêm hơn.

Bạn hãy chuẩn bị cho trẻ quần áo thoải mái và một không gian ngủ dễ chịu, yên tĩnh, ít ánh sáng. Ánh sáng mạnh, đặc biệt là ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử sẽ ức chế quá trình tiết melatonin, khiến trẻ không có cảm giác buồn ngủ. Vì thế, bạn hãy hạn chế tối đa các thiết bị này trước giờ đi ngủ của trẻ ít nhất 1h.

Nếu trẻ đã rối loạn giấc ngủ kéo dài, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ. Đã có rất nhiều nghiên cứu về việc bổ sung melatonin cho trẻ tăng động, trẻ tự kỷ đều cho hiệu quả nhanh, không gây lệ thuộc và an toàn khi dùng lâu dài. Đặc biệt hơn, melatonin không phải là thuốc ngủ và không làm thay đổi quá trình tiết melatonin nội sinh trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng cần chọn sản phẩm bổ sung melatonin được sản xuất dành riêng cho trẻ để đảm bảo tính an toàn.

Cách giúp trẻ tăng động ngủ ngon

Giúp trẻ thư giãn trước khi ngủ

Khi tới giờ đi ngủ, hãy thực hiện các hoạt động giúp trẻ bị tăng động thư giãn và bình tĩnh như đọc sách, nghe nhạc êm dịu hoặc xoa chân, xoa lưng. Nếu được, hãy cùng trẻ tập các bài thiền đơn giản. Trò chơi điện tử hay các hoạt động chạy nhảy nhiều nên hạn chế.

Đọc sách cho trẻ trước khi ngủ

Không cho trẻ ăn vặt vào ban đêm

Không chỉ với trẻ tăng động khó ngủ mà trẻ bình thường cũng vậy, bạn không nên cho trẻ ăn vặt vào 2h trước khi đi ngủ. Khi thức ăn chưa được tiêu hóa, nó sẽ khiến trẻ đầy bụng, khó chịu và khó ngủ được.

Nếu trẻ đói, hãy cho trẻ các đồ ăn nhẹ như sữa ấm, táo, chuối, sữa chua… Và hãy đảm bảo trẻ đã uống đủ nước vào ban ngày, tránh việc trẻ khát phải uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.

Tạo thói quen tập thể dục

Chạy bộ, đạp xe hoặc đi bộ sẽ giúp bé tăng động khỏe mạnh và ngủ ngon hơn. Chỉ cần đảm bảo thời gian không quá gần so với giờ đi ngủ.

Thử liệu pháp mùi hương

Một số mùi hương nhất định như: oải hương, hương thảo… có thể giúp não bộ của trẻ bị tăng động thư giãn. Bạn có thể thử các mùi hương này với đèn xông tinh dầu cho bé để con dễ ngủ hơn.

Thử tiếng ồn trắng

Tương tự như mùi hương, tiếng ồn trắng cũng có tác dụng giúp trẻ tăng động khó ngủ giảm căng thẳng và dễ ngủ hơn. Có nhiều âm thanh thuộc dạng tiếng ồn trắng như: tiếng quạt, tiếng điều hòa, tiếng mưa rơi…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9