Melatonin đã được biết tới bởi công dụng tuyệt vời giúp điều chỉnh nhịp sinh học, dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon hơn. Nhưng điều đó có an toàn cho trẻ nhỏ ngủ ngon và nếu được, cha mẹ nên sử dụng melatonin cho trẻ thế nào là hợp lý?
1. Tìm hiểu về Melatonin?
Melatonin hay còn gọi là “hormon của đêm”. Sở dĩ có tên gọi này vì chúng được tiết ra nhiều nhất vào ban đêm và giảm tiết vào ban ngày.
Không phải nhờ đồng hồ có kim giờ, phút, giây hữu hình bên ngoài, cơ thể chúng ta sử dụng tín hiệu nội sinh của chính mình là melatonin để đi ngủ hay thức dậy.
Năm 1962, nhà thám hiểm Michel Siffre đã thực hiện thí nghiệm nhốt mình dưới lòng đất nhiều tháng liền trong điều kiện không có ánh sáng. Ông sử dụng các thiết bị để theo dõi dấu hiệu sinh tồn, cũng như nhịp thức ngủ. Thực nghiệm này được Michael Siffre đặt ra để trả lời cho câu hỏi: Khi bị tách bởi chu kỳ hàng ngày về ánh sáng và bóng tối, liệu nhịp sinh học về giấc ngủ và tỉnh giấc, thân nhiệt của họ có trở nên thất thường hay không?
Và khám phá đã mang lại kết quả bất ngờ khi cơ thể ông vẫn luôn duy trì một nhịp sinh học đều đặn. Trong hang tối, Michel Siffre nhờ vào chiếc đồng hồ nguyên thủy duy nhất là sự tiết melatonin từ tuyến tùng để từ đó ngủ, thức và ăn vào các khung giờ nhất định.
Ở trẻ em, điều này cũng có ý nghĩa tương tự như thế.
2. Vì sao bổ sung melatonin giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc an toàn?
Nhịp sinh học ở trẻ chưa được hình thành
Trong khi các bộ phận liên quan tới giấc ngủ đã được đặt đúng chỗ từ khi sinh thì chiếc đồng hồ điều khiển nhịp sinh học lại mất thời gian đáng kể để phát triển đúng nhịp. Cho tới khi trẻ được 3 - 4 tháng tuổi, những dấu hiệu nhịp sinh học khiêm tốn đầu tiên mới xuất hiện. Vì thế, hiện tượng “ngủ ngày cày đêm” là hoàn toàn bình thường ở trẻ. Cha mẹ nên đi theo lịch trình tự nhiên của mỗi bé và chú ý tới một số điểm như:
- Khi ngủ, sử dụng phòng tối mờ và không gian yên tĩnh
- Để trẻ tiếp xúc với ánh sáng, âm thanh tự nhiên vào ban ngày.
- Cho trẻ ngủ trưa, tối vào các khung giờ cố định
- Cho trẻ đi ngủ ngay khi bé phát tín hiệu buồn ngủ: ngáp, dụi mắt, quấy khóc.
Những lưu ý này sẽ giúp trẻ thiết lập nhịp sinh học ngày đêm rõ nét và nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên khi trẻ lớn, tình trạng trẻ khó ngủ, hay giật mình, thức giấc vẫn tiếp tục ngay cả khi đã áp dụng tốt các biện pháp trên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho bé để giúp con sớm hình thành nhịp sinh học tự nhiên, phòng ngừa các tác động tiêu cực do thiếu ngủ mang đến.
Melatonin hỗ trợ hình thành nhịp sinh học tự nhiên
Melatonin giống như một người đưa thư. Khi được phóng thích từ tuyến tùng vào máu, chúng đi khắp cơ thể và vang lên thông điệp rõ ràng “Trời tối, trời tối!” khiến cơ thể dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Và các nghiên cứu cho thấy, điều đặc biệt là bổ sung melatonin ngoại sinh không làm thay đổi sự tiết melatonin nội sinh trong cơ thể do đó không gây lệ thuộc. Nhìn chung, bổ sung melatonin tương đối an toàn ở trẻ nhỏ. Các tác dụng phụ thoáng qua như: đau đầu, đái dầm chóng mặt, buồn nôn vào sáng hôm sau và đều biến mất khi ngưng sử dụng.
Nồng độ melatonin giúp trẻ ngủ ngon tăng lên nhanh chóng và đạt đỉnh vào khoảng 4h đêm sau đó giảm dần. Và ngay khi bình minh tới, khi ánh sáng mặt trời đi vào não bộ thông qua mắt (ngay cả khi mắt nhắm chặt), sẽ giống như một bàn đạp phanh khiến melatonin ngưng hoạt động, báo hiệu thời gian thức giấc. Vì thế, trẻ sẽ trở lại nhịp sống năng động thường ngày mà không gây lờ đờ, mệt mỏi như thuốc an thần.