Gửi Câu Hỏi

BUONA GIỚI THIỆU DÒNG SẢN PHẨM NGỦ NGON, GIẢM CĂNG THẲNG CHO MÙA DỊCH

Bên cạnh sức khỏe thể chất thì sức khỏe tâm thần và thay đổi tâm lý xã hội của trẻ là một chủ đề nóng hổi và cấp thiết trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tâm trạng sợ hãi, lo lắng và áp lực là những phản ứng bình thường và hoàn toàn dễ hiểu của trẻ trong thời điểm đối mặt đại dịch COVID-19 này.

Để phòng chống dịch Covid – 19, rất nhiều trường học phải đóng cửa. Nhịp sinh hoạt thường ngày của trẻ bỗng nhiên thay đổi, các hoạt động vui chơi, học tập, giải trí... của trẻ với bạn bè đồng trang lứa thay đổi đột ngột đã khiến không ít trẻ gặp các khó khăn về tâm lý như sợ hãi, lo lắng, mệt mỏi, chán chường, rối loạn giấc ngủ.

 

Covid – 19 và những tác động tiêu cực tới sức khỏe tinh thần của trẻ

Covid-19 có thể gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến trẻ. Nhưng ngay khi ảnh hưởng thể chất còn ở mức nguy cơ thì sự tác động gián tiếp tiêu cực này đã thể hiện rất rõ ràng.  Ngoài việc mắc bệnh, đại dịch còn ảnh hưởng đến tâm trạng, cảm xúc và tinh thần của các con. Dưới đây là 4 vấn đề tinh thần mà trẻ thường gặp phải trong mùa dịch.

1. Thay đổi nếp sinh hoạt

Giữ khoảng cách trong giao tiếp xã hội là một trong những biện pháp tốt nhất mà chúng ta có để tránh phơi nhiễm vi-rút và làm chậm sự lây lan của vi-rút này. Tuy nhiên, điều này thực sự khó khăn đối với trẻ em khi chúng luôn có nhu cầu được yêu thương, cần sự gần gũi. Nhưng trong hoàn cảnh dịch bệnh, trẻ phải giữ khoảng cách ngay cả với những người yêu thương như ông bà, bạn bè.

Việc thay đổi từ sinh hoạt ở trường, lớp sang sinh hoạt tại nhà cũng dẫn đến nhiều thay đổi về giờ giấc sinh hoạt, thói quen ăn uống, ngủ nghỉ. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ dễ bị rối loạn dinh dưỡng, rối loạn giấc ngủ… dần dần dẫn đến giảm sút về cả sức khỏe thể chất và tâm lý.

2. Gián đoạn quá trình học tập liên tục

Trường học đóng cửa đồng nghĩa với việc trẻ phải ở nhà cùng cha mẹ và người chăm sóc - những người phải xoay xở với việc giám sát hoạt động học tập của trẻ, dọn dẹp nhà cửa... đồng thời có thể phải làm việc từ xa.

Chắc hẳn bạn đã nhìn thấy sự hạn chế trong các giờ học trực tuyến. Điển hình nhất là sự kết nối với giáo viên, giữa các học sinh. Bạn có thể sẽ thấy trẻ thường xuyên chán nản, mệt mỏi khi theo học các buổi online. Những buổi học thiếu cảm xúc, thiếu giao tiếp và vui chơi gây ra nhiều tác động xấu đến tâm lý, khả năng tiếp thu của trẻ.

Nhiều trẻ có thể bộc lộ những hành vi căng thẳng hoặc lo âu do chưa chắc chắn về việc đi học trở lại.

3. Bỏ lỡ các sự kiện quan trọng trong đời

Việc giữ khoảng cách có thể gây ra cảm giác như thể cuộc sống của cả gia đình bị đình trệ. mặc dù sự thật là thời gian vẫn trôi qua đều đặn như trước đại dịch.

Các dịp sinh nhật, lễ tổng kết, khai giảng, du lịch... chỉ là ví dụ trong nhiều sự kiện quan trọng của cuộc đời mà trẻ có thể đã bỏ lỡ trong thời buổi COVID-19. Cách ly giao tiếp xã hội, lệnh ở nhà và quy định hạn chế tụ tập đã ảnh hưởng đến việc bạn bè và gia đình gặp gỡ và chia sẻ niềm vui.

4. Sợ hãi, căng thẳng quá độ trước Virus Covid-19

Trẻ có thể lo lắng chuyện bản thân cũng như người thân nhiễm COVID-19. Cảm giác lo lắng hoặc buồn bã quá độ, thói quen ăn uống hoặc ngủ nghỉ không lành mạnh, khó tập trung chú ý, rối loạn giấc ngủ... là một số dấu hiệu căng thẳng ở trẻ.

Giải pháp chăm sóc sức khỏe tinh thần cho trẻ mùa dịch

1. Giúp trẻ tạo thói quen phòng ngừa 5K hàng ngày

Hãy hướng dẫn và tạo thói quen cho trẻ trong việc tuân thủ các quy định:

  • Khẩu trang: luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, tại nơi công cộng, nơi tụ tập đông người.
  • Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
  • Khoảng cách: Giữ khoảng cách ít nhất 2m khi tiếp xúc với người khác.
  • Không tụ tập đông người.
  • Khai báo Y tế.

Bạn hãy là tấm gương để trẻ noi theo. Khi thấy người lớn đều làm như thế, khả năng rất cao là trẻ sẽ thực hiện đúng như vậy.

2. Giúp đảm bảo sức khỏe cho trẻ

  • Lên lịch khám sức khỏe tổng quát và chích ngừa cho trẻ.
  • Bổ sung dinh dưỡng lành mạnh. Hạn chế các thực phẩm nhiều đường vì không tốt cho răng miệng và sức khỏe nói chung.
  • Khuyến khích trẻ vui chơi ngoài trời - điều này rất tốt cho sức khỏe thể chất và tâm thần, đồng thời có thể giúp trẻ giữ gìn sức khỏe và duy trì khả năng tập trung.

3. Giúp trẻ duy trì sự kết nối xã hội

Trong thời gian mà cả xã hội cần giữ khoảng cách về mặt thể lý này thì sự kết nối về tinh thần càng quan trọng hơn bao giờ hết. Bạn hãy giúp trẻ liên lạc với bạn bè, người thân trong gia đình qua điện thoại, video call, viết thư... cách thường xuyên nhé.

Giải pháp cải thiện sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ tại Italia.

Bộ Y Tế Italia đã nhận thấy tính cấp bách và cần thiết của việc phê duyệt các sản phẩm giúp cải thiện sức khỏe tâm thần và tâm lý của trẻ trong thời kỳ Covid, và Melatonin, L-Theanin chính là một trong các hoạt chất đầu tiên được phê duyệt. Chúng có tác dụng tích cực, hiệu quả nhanh và an toàn trong hỗ trợ ngủ ngon, giảm căng thẳng thần kinh ở trẻ em. Một số sản phẩm tiêu biểu đó là Buona Circadiem, Buona Circadiem plus, Sleep Berry, Pisolino, Melatonin Pura…

Tác dụng của melatonin
Melatonin giúp dễ ngủ, giảm thức giấc về đêm

Melatonin được biết đến là một chất “Nội sinh”: không làm thay đổi quá trình sản xuất Melatonin của cơ thể, không gây phụ thuộc. Melatonin giúp trẻ đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng và nhanh hơn cũng như giúp giảm sự tỉnh giấc về đêm.

Tác dụng của L-theanin
Tác dụng của L-theanin với giấc ngủ

L-Theanin được chiết xuất từ lá trà xanh, có nguồn gốc thiên nhiên, được chiết xuất tinh khiết qua một quy trình hiện đại giúp đem lại hiệu quả trong việc giảm căng thẳng,  mệt mỏi về cả thể lý lần tâm lý. Nó còn giúp tăng chất lượng giấc ngủ, giảm hiện tượng giật mình thức giấc về đêm ở trẻ.

Những triệu chứng đầu tiên của tình trạng bệnh lý tâm thần và ảnh hưởng tâm lý ở trẻ đó là hiện tượng mất ngủ, khó ngủ, hay giật mình, ngủ không ngon hay gặp ác mộng, trẻ căng thẳng không ngủ được…nếu cha mẹ không lưu ý và phát hiện kịp thời thì sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe của trẻ yếu dần đi, tâm lý của trẻ cũng suy sụt dần và có thể dẫn đến các thể tâm bệnh nặng hơn như trẻ bị kích động quá mức, rối loạn cảm xúc, trầm cảm…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9