Gửi Câu Hỏi

Cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ em: những dấu hiệu và cách điều trị

Cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ em có thể chỉ thoáng qua, nhưng cũng có thể xuất hiện trong thời gian dài. Nó có giống với việc trẻ gặp cơn ác mộng hay không? Điều trị thế nào?... Bé ngủ ngon sẽ cùng bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1/ Dấu hiệu cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ em

cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ em

Cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ em thường gặp vào buổi đêm, còn được gọi là chứng hoảng loạn khi ngủ với các biểu hiện dễ nhận thấy như tinh thần hốt hoảng, mệt mỏi, la hét... Trẻ đang ngủ bỗng nhiên vùng dậy, sợ hãi, toát mồ hôi, hốt hoảng trong 5 - 20 phút, trẻ có thể mở to mắt nhưng dường như vẫn đang trong cơn ngủ nên ba mẹ không thể dỗ hay đánh thức trẻ dậy được. Đây là một dạng rối loạn giấc ngủ liên quan đến lo âu, căng thẳng quá mức, sợ hãi kéo dài... theo thời gian còn có thể dẫn tới suy nhược cơ thể.

Để phân biệt cơn hoảng hốt khi ngủ và hiện tượng ác mộng thoáng qua ở trẻ em:

  • Cơn hoảng hốt khi ngủ thường xuất hiện vào giai đoạn đầu của giấc ngủ, sau đó trẻ thường ngủ thiếp đi và ngày hôm sau không còn nhớ gì
  • Hiện tượng ác mộng có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của giấc ngủ, trẻ thường tỉnh ngủ luôn và có thể nhờ được cơn ác mộng đó

2/ Chẩn đoán cơn hoảng hốt khi ngủ cho bé

Theo Hiệp hội tâm thần học Hoa Kỳ DSM – IV, chẩn đoán cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ em như sau:

  • A. Tái phát các giai đoạn thức dậy đột ngột trong khi ngủ, chủ yếu xảy ra trong giai đoạn 1/3 đầu của giấc ngủ và bắt đầu bằng tiếng kêu thất thanh, sợ hãi
  • B. Cường độ của hoảng hốt là các dấu hiệu thần kinh thực vật như tim đập nhanh, thở nhanh, vã mồ hôi trong giai đoạn hốt hoảng
  • C. Bệnh nhân không đáp ứng với sự cố gắng của người khác nhằm làm cho dễ chịu
  • D. Bệnh nhân không nhớ lại các chi tiết giấc mơ và thường quên
  • E. Giai đoạn hoảng hốt là nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu hoặc rối loạn chức năng hoạt động xã hội, nghề nghiệp và các chức năng khác
  • F. Rối loạn không do hậu quả của một chất hoặc một bệnh thực tổn

Bên cạnh các dấu hiệu dễ nhận thấy kể trên thì bạn nên chú ý thêm tới các nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, kiểm tra xem bé có đang trong trường hợp nào không, bao gồm:

  • Trẻ xem, nghe những câu chuyện rùng rợn vào ban ngày trước khi đi ngủ
  • Do giờ ngủ thất thường, thiếu hoặc mất ngủ
  • Trẻ ngủ ở nơi không quen hay lo lắng vì ngủ một mình
  • Trẻ có nhiều giun trong ruột, không được tẩy giun định kỳ 2 lần/năm. Giun có thể kích thích đường tiêu hoá và ban đêm gây đau bụng, từ đó tác động lên hệ thần kinh trung ương và gây cơn hốt hoảng
  • Do nghẹt mũi, trẻ khó thở nên có thể thiếu dưỡng khí, não thiếu oxy nên gây ra các hoạt động không ổn định, thần kinh trung ương dễ bị rối loạn
  • Do di truyền

3/ Cách điều trị khi bé có cơn hoảng hốt khi ngủ

cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ em

Chứng hoảng hốt khi ngủ ở trẻ thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị, mặc dù nó có thể diễn ra trong nhiều năm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và gặp ở thnah thiếu niên, độ tuổi trưởng thành thì bạn cần điều trị. Trong một số ít trường hợp, trẻ có các cơn hoảng loạn nặng, trầm trọng thì bác sĩ sẽ kê một số thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý để chăm sóc sức khoẻ và tinh thần cho trẻ bằng cách:

  • Cho trẻ đi khám sức khoẻ định kỳ, nhất là khi bé có các triệu chứng sức khoẻ làm mẹ không an tâm
  • Tránh cho trẻ xem, nghe về những câu chuyện rùng rợn
  • Không cho trẻ uống, nếm thử các chất kích thích như rượu bia
  • Bữa tối nên cho trẻ ăn nhẹ nhàng, không nên ăn quá no
  • Tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng/lần từ 1 tuổi
  • Điều trị tốt các bệnh lý tiêu hoá, hô hấp mà trẻ đang gặp phải. Nếu trẻ nghẹt mũi, sổ mũi nhiều thì mẹ nên nhỏ mũi cho bé với nước muối ưu trương 3% để làm sạch mũi và thông thoáng đường thở nhanh và hiệu quả hơn
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc
  • Thiết kế không gian tốt cho giấc ngủ: yên tĩnh, ít ánh sáng...
  • Không cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ
  • Cân nhắc việc dùng thêm đèn ngủ nếu trẻ sợ bóng tối, sợ ngủ một mình
  • Cùng trẻ có các hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ: đọc sách, kể chuyện, hoạt động nhẹ nhàng như tập thở, yoga, hít thở sâu, đếm nhịp thở... và tránh các hoạt động tiêu hao năng lượng.
  • Thường xuyên trò chuyện, tâm sự với trẻ để phát hiện sớm các vấn đề sức khoẻ tinh thần mà con đang gặp phải. Nên dành thời gian âu yếm, xoa dịu, giúp trẻ xử lý và có thái độ đúng với các cảm xúc của bản thân
  • Với những trẻ thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ, mẹ nên ghi chép lại khoảng thời gian các cơn hoảng loạn xuất hiện, các biểu hiện của trẻ trong 1 tuần, sau đó chủ động đánh thức trẻ dậy trước 15 phút lúc cơn hoảng loạn thường xuất hiện, trong vòng 5 phút rồi cho trẻ ngủ lại

cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ em

Bên cạnh đó, nếu trẻ kèm theo ngủ ít, khó ngủ, ngủ không sâu giấc thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin. Đây là một hormon liên quan chặt chẽ nhất tới chu kỳ giấc ngủ, như một chiếc đồng hồ sinh học báo giờ đi ngủ và thức dậy tới các cơ quan. Các nghiên cứu cho thấy, bổ sung melatonin cho hiệu quả cải thiện chất lượng giấc ngủ nhanh ngay từ những ngày đầu sử dụng và an toàn, không ảnh hưởng tới hệ thần kinh hay quá trình tiết melatonin nội sinh trong cơ thể.

Như vậy, cơn hoảng hốt khi ngủ ở trẻ em là một tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường không cần điều trị nhưng ba mẹ cần chú ý hơn tới chất lượng không gian ngủ và sức khoẻ tinh thần trong ngày của trẻ. Nếu cần hỗ trợ cụ thể hơn về tình trạng của bé, mẹ có thể để lại câu hỏi trong phần bình luận bên dưới bài viết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9