Gửi Câu Hỏi

Kinh nghiệm chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh hiệu quả và an toàn

Việc nằm ở một tư thế nhất định có thể khiến hình dạng đầu của bé thay đổi và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Dưới đây là những kinh nghiệm chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh hiệu quả & an toàn mà mẹ có thể tham khảo.

1/ Những kinh nghiệm chữa méo đầu cho bé

kinh nghiệm chữa méo đầu

Có khoảng 20% trẻ sơ sinh bị biến dạng hình dáng hộp sọ khi còn ở trong bụng mẹ hoặc trong ống sinh. Tỷ lệ này sẽ cao hơn khi trẻ được 4 - 12 tháng, lúc hộp sọ của bé còn khá yếu ớt và con chưa thể tự ngồi dậy hay di chuyển được, dễ nằm ở một tư thế trong thời gian lâu. Và sau 6 tháng tuổi, khi các bé đã có thể tự quay đầu thường xuyên, di chuyển linh hoạt hơn thì hình dạng đầu cũng dần được thay đổi, đều hơn.

Có những kinh nghiệm chữa méo đầu cho bé như:

  • Hạn chế thời gian cho bé ngồi trên ghế ô tô, ghế bồng bềnh, xích đu... hay những mặt phẳng khác vì những vị trí này dễ gây áp lực lên phía sau đầu của bé
  • Tăng dần thời gian cho bé nằm sấp, tới khoảng 15 phút/ngày để giúp con tăng vận động cổ, lưng, vai, cánh tay và hông. Nhưng cần chú ý giảm sát để đồ chơi, chăn gối... không làm chặn đường thở của con
  • Đổi tay luôn phiên khi bế, cho bé ăn, hướng đặt bé khi nằm xuống cũi
  • Thay đổi tư thế đầu của bé khi ngủ (từ trái sang phải, phải sang trái). Và hãy đặt trẻ sao cho mặt tròn của đầu chạm vào nệm, mặt phẳng hướng lên trên
  • Nhẹ nhàng xoa đầu trẻ mỗi ngày
  • Liệu pháp đội mũ bảo hiểm (được chỉ định bởi bác sĩ): áp dụng với các bé bị bẹt đầu ở mức độ trung bình hoặc nặng mà không đáp ứng với điều trị khi con được 5 - 6 tháng tuổi
  • Trong một số ít trường hợp trẻ bị méo đầu vừa hoặc nặng, các bác sĩ có thể đề nghị điều trị biến dạng hộp sọ theo vị trí. Be mẹ sẽ cần học các bài tập kéo dài và định vị hộp sọ để thực hiện với bé tại nhà. Và phẫu thuật được xem xét sau khi tất cả các giải pháp khác đã được áp dụng mà không đem lại hiệu quả

Hội chứng đầu phẳng, méo đầu ở trẻ sẽ cải thiện theo thời gian khi bé lớn hơn và các cử động đã linh hoạt, hộp sọ phát triển và cứng cáp hơn. Khi tóc mọc, các vết phẳng cũng ít được chú ý hơn. Đặc biệt là hội chứng này không ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của bé, nên mẹ không cần lo lắng quá vì con hoàn toàn có thể trở lại hình dạng ban đầu nếu điều chỉnh được tư thế nằm.

2/ Làm sao để bé không bị méo đầu khi ngủ?

kinh nghiệm chữa méo đầu

Kinh nghiệm chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh hiệu quả còn phụ thuộc nhiều vào cách chúng ta ngăn ngưa tình trạng này. Nhìn chung, các cách phòng ngừa cũng tương tự như các cách chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh:

  • Hạn chế cho trẻ ngồi trên các mặt phẳng: ghế oto, ghế bồng bềnh, xích đu... đặc biệt khi bé có xu hướng ngã đầu về một bên khi ngồi
  • Nên bế trẻ khi trẻ thức hoặc đang chơi để giảm thiểu áp lực lên vùng đầu, so với việc trẻ phải nằm nôi hoặc trong xe đẩy trẻ em.
  • Tập cho bé nằm sấp
  • Đổi tay luôn phiên khi bế, cho bé ăn, hướng đặt bé khi nằm xuống cũi
  • Thay đổi tư thế đầu cho bé khi ngủ để đảm bảo con nằm ngửa nghiêng đầu đều hai bên trái, phải
  • Nếu bé thường xuyên nghiêng đầu về bên nào đó thì mẹ có thể lấy khăn hay các vật dụng mềm chèn ngay dưới gối phía bên bé thường hướng đầu về, để bé buộc phải nghiêng về hướng khác
  • Nhẹ nhàng xoa đầu cho bé mỗi ngày
  • Bổ sung đầy đủ vi chất cho bé, đặc biệt là vitamin D để giúp hệ xương phát triển tốt. Khuyến cáo nên bổ sung vitamin D liên tục cho trẻ 0 - 18 tháng tuổi
  • Cho trẻ đi khám sức khoẻ định kỳ để được các bác sĩ thăm khám và kịp thời phát hiện những vấn đề ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu có

Mong rằng những kinh nghiệm chữa méo đầu cho trẻ sơ sinh trên đây đã giúp mẹ yên tâm và dễ dàng hơn trên hành trình chăm sóc bé. Đừng quên kiên trì áp dụng các mẹo nhỏ trên đây để giúp con sớm có hình dạng đầu đẹp, cân đối mẹ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9