Gửi Câu Hỏi

Thai nhi ngủ bao lâu trong bụng mẹ? Làm sao để biết con thức?

Thai nhi ngủ bao lâu trong bụng mẹ và bé thường làm gì ngoài thời gian ngủ? Khi quá trình mang thai tiến triển, bạn sẽ thấy những thói quen quen thuộc bắt đầu hình thành. Đôi khi, bạn sẽ tự hỏi con mình có phải cũng ngủ và thức giống như hoạt động bên ngoài hay không. Chúng có chu kỳ ngủ và thức đều đặn không? Làm thế nào bạn có thể biết nếu con bạn đang ngủ trong bụng mẹ? Những thông tin dưới đây sẽ giúp làm sáng tỏ những vấn đề này.

1/ Thai nhi ngủ bao lâu trong bụng mẹ?

Theo các nghiên cứu thời gian trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian ở trong bụng mẹ để ngủ. Đa số kết quả này dựa vào kiểm tra chuyển động nhanh của mắt. Họ có thể quan sát chuyển động mắt nhanh khi thai nhi phát triển trong tháng thứ 7.

Không dễ để tính được con số chính xác về việc thai nhi ngủ bao lâu trong bụng mẹ. Khi ở trong bụng mẹ, thường thì giấc ngủ của thai nhi sẽ kéo dài 20-40 phút sau đó tỉnh giấc và bé làm hoạt động khác.

Bé có 4 giai đoạn giấc ngủ trong bụng mẹ. Hai giai đoạn đầu là giấc ngủ ngắn, trong khi hai giai đoạn còn lại là giấc ngủ sâu. Ở tuần thứ 32, em bé dành khoảng 90-95% trong ngày để ngủ. Một số giờ dành cho giấc ngủ sâu, một số trong giấc ngủ REM và một số ở trạng thái không xác định.

thai nhi ngủ bao lâu trong bụng mẹ

2/ Làm sao để biết thai nhi đang thức

Trẻ sơ sinh có một vài thời điểm thức giấc, bên cạnh khoảng thời gian ngủ trong bụng mẹ. Vào khoảng tuần thứ 9 của thai kỳ, em bé bắt đầu có những cử động đầu tiên. Những chuyển động đó có thể được thấy bằng siêu âm.

Để nhận biệt thai nhi đang thức, các mẹ phải thật sự để ý vì cử động của bé rất dễ làm mẹ nhầm lẫn.

Tuần 18-20

Ở giai đoạn này, mẹ có thể bắt đầu cảm nhận được thai nhi đang thức. Để ý xem có bất kỳ tiếng động nào trong bụng mẹ không. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý vì tín hiệu sẽ dễ gây nhầm lẫn với sôi bụng và vấn đề tiêu hóa.

Giai đoạn từ tuần thứ 20

Vào thời gian này, mẹ sẽ cảm nhận rõ ràng hơn về cử động của thai nhi. Con có thể duỗi và đạp thường xuyên. Thỉnh thoảng, mẹ còn có cảm giác như đang sờ được bàn chân hay khuỷu tay của em bé.

làm sao để biết thai nhi đang thức

Về cơ bản, ngoài việc giải đáp thai nhi ngủ bao lâu trong bụng mẹ thì không dễ để xác định được dấu hiệu thai nhi đang thức vì mỗi bé đều có cách thể hiện riêng và cảm nhận của mỗi bà mẹ cũng khác nhau. Nhiều thai nhi thích phản xạ với tiếng ồn, trong khi số khác phản ứng với sự yên tĩnh... Tùy thuộc vào thời gian biểu của bé, bạn sẽ có những cảm nhận riêng biệt không giống với ai.

3/ Ngoài thời gian ngủ, thai nhi thường làm gì?

Ngủ không phải hoạt động duy nhất của thai nhi trong bụng mẹ. Ngoài thời gian này, thai nhi còn hay làm một số hoạt động khác như sau.

Nhào lộn

Từ tuần thứ 8 trở đi, thai nhi sẽ có biểu hiện ngọ nguậy và bắt đầu nhào lộn. Cũng ở khoảng thời gian này về sau, bé sẽ hoạt động mạnh mẽ và năng động hơn. Tuy nhiên, ở 2 tuần cuối cùng trước khi chào đời, bé sẽ bớt nghịch hơn và không còn nhào lộn như trước. Lúc này, con đã nặng hơn và trò này cũng không phải trò con yêu thích nữa.

thai nhi ngủ trong bụng mẹ

Nghe ngóng

Từ tuần 16 trở đi, thai nhi bắt đầu thích khám phá và nghe ngóng tình hình xung quanh. Lúc này, ba mẹ có thể cho bé nghe nhạc hay đọc sách cho bé. Đây là tiền đề không chỉ tạo nên sự thích thú cho em bé mà còn giúp con sau này năng động hơn.

Nấc

Nấc là một phản xạ của thai nhi thường gặp từ tuần 24 trở lên. Không phải tất cả em bé trong bụng mẹ đều có hiện tượng này và đôi khi, tiếng nấc khá nhỏ. Mỗi ngày, em bé có thể sẽ nấc 1-2 ngày, điều này phụ thuộc vào cơ địa của cả mẹ và bé.

Mút tay

Dù thai nhi ngủ bao lâu trong bụng mẹ đi chăng nữa, nhưng con vẫn có thời gian để làm những hoạt động khác. Mút tay là một hiện tượng hay gặp ở nhiều em bé. Các chuyên gia cho rằng từ tuần thứ 30, em bé sẽ thích mút tay, đặc biệt hay đưa ngón tay cái lên miệng.

Ngoài ra, đôi khi bé cũng tự sờ lên mặt và còn nghịch dây rốn.

thai nhi ngủ bao lâu trong bụng mẹ

Đảo mắt

Bước sang tuần thứ 26, em bé sẽ có những phản xạ đảo mắt. Bé mở hoặc nhắm mắt liên tục ở những tuần sau đó. Hơn nữa, em bé cũng sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng chiếu từ bên ngoài vào bụng mẹ. Thậm chí, con sẽ mở to mắt để khám phá.

Đau và khó chịu

Ở tuần 24, bé biết khó chịu và đau nếu mẹ có quá ít nước ối. Nhiều bà mẹ mang song thai sẽ cảm nhận được hai thai nhi sẽ tranh giành chỗ với nhau vì tử cung của mẹ không đủ lớn.

Đi tiểu

Trong bụng mẹ, bé cũng đã biết đi tiểu khi được 3-4 tháng tuổi. Bé có thể tiết ra 10ml hoặc hơn 27ml tùy thuộc vào bé đang ở giai đoạn 7 tháng tuổi hay gần sinh. Nước tiểu sẽ theo nhau thai của mẹ và đi ra ngoài.

Nhìn chung, không thể đưa ra một số giờ cụ thể cho câu hỏi thai nhi ngủ bao lâu trong bụng mẹ. Thay vào đó, chúng ta biết rằng trẻ sẽ dành phần lớn để ngủ trong bụng mẹ trước khi có những hoạt động khác khi càng tiến triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9