Gửi Câu Hỏi

Trẻ ngủ hay nghiến răng có sao không? Hướng dẫn 7 cách chữa

Tình trạng trẻ ngủ hay nghiến răng sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của những người thân trong gia đình. Thế nhưng về sức khỏe của trẻ có ảnh hưởng gì không? Dưới đây sẽ là nguyên nhân và 7 giải pháp cho tình trạng này.

1/ Nguyên nhân trẻ ngủ hay nghiến răng

Thông thường nhiều cha mẹ không nhận ra các dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ của bé. Một trong những hiện tượng thường gặp nhất là trẻ ngủ hay nghiến răng. Biết được tình trạng này, đã có không ít cha mẹ đặt câu hỏi và tỏ ra lo lắng nguyên nhân vì sao khiến bé nghiến chặt răng khi ngủ. Tìm hiểu ngay 5 nguyên nhân chính sau đây:

Trẻ mọc răng

Mọc răng sẽ gây đau ngứa. Vì thế, các bé thường nghiến răng khi ngủ xảy ra như một phản xạ tự nhiên để giảm bớt cảm giác khó chịu này.

Sai lệch khớp cắn

Lệch khớp cắn là hiện tượng tâm răng hàm trên và hàm dưới bị lệch, không khít với nhau. Các răng thường mọc lệch lạc, không thẳng hàng gây khó khăn cho trẻ trong khi nhai, phát âm. 

Khi trẻ bị lệch khớp cắn, hai hàm răng có xu hướng cọ xát vào nhau như phản xạ tự nhiên và làm bé ngủ nghiến răng. Khoảng 12.75% trẻ gặp đồng thời hai tình trạng này. 

Trẻ ngủ hay nghiến răng do tâm lý lo lắng, căng thẳng

trẻ ngủ hay nghiến răng
Một trong nhiều nguyên nhân là do căng thẳng

Tương tự như giấc mơ, nghiến răng cũng là một cơ chế bảo vệ của cơ thể để giúp chúng ta tiêu độc về mặt cảm xúc. Nếu trẻ căng thẳng, lo lắng ban ngày thì có thể dẫn tới trẻ bị nghiến răng khi ngủ. Nguy cơ này sẽ cao hơn ở trẻ có hệ thần kinh nhạy cảm, dễ bị kích thích. Nguyên nhân này khá phổ biến và rất cần sự kiên trì hỗ trợ từ cha mẹ. 

Thiếu canxi

Bên cạnh vai trò là khoáng chất quan trọng cấu thành trong xương, Canxi còn tham gia vào hoạt động dẫn truyền thần kinh. Ở trẻ nhỏ, nhu cầu canxi rất lớn để đáp ứng quá trình tăng trưởng chiều cao mạnh mẽ.

Nếu trẻ thiếu canxi nếu nặng có thể xuất hiện các cơn co giật, nhẹ hơn là tình trạng nghiến răng. 

Do một số bệnh lý, tác dụng phụ của thuốc

Trẻ bị nhiễm giun kim, dị ứng,... hoặc đang sử dụng các loại thuốc tác động trên hệ thần kinh (thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị loạn thần,...) cũng có thể bị tình trạng nghiến răng

2/ Các dấu hiệu nhận biết trẻ ngủ nghiến răng

Nghiến răng là hành động nghiến răng hoặc nghiến chặt hai hàm và tạo tiếng ken két do răng ma sát với nhau. Chúng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ em từ 3,5 - 6 tuổi. 

Dấu hiệu trẻ nghiến răng khi ngủ
Các dấu hiệu trẻ nghiến răng trong giấc ngủ

Dấu hiệu trẻ ngủ hay nghiến răng ít gặp hơn là trẻ than đau hàm, đau khi nhai sau khi thức dậy, răng bị mẻ, dễ sâu răng. Tuy nhiên, các triệu chứng này không điển hình và dễ nhầm lẫn sang các bệnh khác. Do đó, bạn hãy quan sát thêm trẻ khi ngủ để để biết nguyên nhân nghiến răng - tình trạng không mấy lo ngại hay do bệnh lý nghiêm trọng nào đó.

Nghiên cứu cho thấy có khoảng 30% trẻ nghiến răng khi ngủ và sẽ giảm khi trưởng thành. 

Tìm hiểu thêm: trẻ thở khò khè khi ngủ do nguyên nhân nào?

3/ Trẻ ngủ nghiến răng có sao không

Thông thường, trẻ nghiến răng chỉ gây khó chịu cho người thân trong gia đình vì âm thanh lạ chứ ít ảnh hưởng tới sức sức khỏe của trẻ. 

Tuy nhiên, vẫn có trường hợp trẻ nghiến răng kèm theo đau đầu, đau tai. Hoặc nếu trẻ nghiến răng thường xuyên có thể dẫn tới mòn men răng, mẻ răng, răng nhạy cảm, sâu răng, tăng nguy cơ các bệnh như đau hàm, khớp thái dương hàm. 

Mặt khác, nếu việc trẻ nghiến răng được đưa ra bàn tán nhiều với thái độ trêu chọc, trẻ có thể sinh tâm lý tự ti, lo lắng khi ngủ và từ đó càng làm tình trạng này dễ xảy ra hơn. 

Chính vì thế, cha mẹ và gia đình hãy giữ tâm lý cởi mở và giúp trẻ chữa nghiến răng dứt điểm.

4/ Cách chữa trẻ ngủ hay nghiến răng hiệu quả

Tùy nguyên nhân trẻ nghiến răng cụ thể sẽ có cách điều trị riêng. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân của trẻ trước và sau đó lựa chọn cách chữa phù hợp nhé. Dưới đây là 6 giải pháp đã được nhiều mẹ áp dụng:

Cách 1: Gỡ rối tâm lý, tạo tâm lý thoải mái cho trẻ

Cha mẹ nên trò chuyện với bé để xem trẻ có đang gặp lo lắng với việc học ở trường lớp hoặc nỗi sợ hãi nào trong gia đình hay không để từ đó loại bỏ chúng.

Bên cạnh đó, trước khi đi ngủ cha mẹ có thể giúp trẻ an tâm ngủ hơn bằng việc kể chuyện cho bé, hát ru,... hoặc chơi đùa nhẹ nhàng cùng con khoảng 30 phút trước khi ngủ. Vận động giúp cơ thể sản xuất endorphin - một loại hormon giảm đau tự nhiên.  

Với bé nhỏ, bạn có thể sử dụng núm vú giả để giúp trẻ bình tĩnh hơn. Tuy nhiên, không nên dùng chúng lâu dài vì có thể dẫn tới các vấn đề răng miệng. 

bổ sung melatonin kết hợp l - theanine

Nếu bé nghiến răng khó ngủ kèm theo các biểu hiện căng thẳng, bạn có thể bổ sung melatonin kết hợp l - theanine (thành phần tự nhiên trong trà xanh) để hỗ trợ giúp bé dễ ngủ, ngủ ngon và giảm căng thẳng hiệu quả.

Cách 2: Nắn chỉnh lại khớp cắn

Trẻ em ngủ hay nghiến răng cách chữa này sẽ khó khăn hơn và được áp dụng cho trẻ bị lệch khớp cắn gây nghiến răng. Cha mẹ cần đưa trẻ đến các Phòng khám Nha khoa để thực hiện các thủ thuật chuyên môn này. 

Cách 3: Dùng thuốc giảm đau răng

Áp dụng trong trường hợp trẻ mọc răng bị đau. Khi các triệu chứng khó chịu giảm bớt trẻ cũng đỡ nghiến răng khi ngủ hơn. 

Đồng thời, bạn cũng cần lưu ý giữ vệ sinh răng miệng cho bé để dự phòng tình trạng lệch khớp cắn. Bởi hiện tượng sâu răng sữa, răng rụng sớm có thể khiến răng trưởng thành mọc sau dễ mọc lệch, chen chúc nhau gây mất thẩm mỹ và tăng nguy cơ lệch khớp bị lệch.

Trẻ cần được đánh răng hàng ngày với kem đánh răng có chứa Fluor. Nếu bé đang bị sâu răng, mủn răng bạn có thể bổ sung thêm Fluor cho trẻ từ các loại thực phẩm bổ sung để bảo vệ men răng cho bé.  

Cách 4: Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ của trẻ. Ngoài một chế độ ăn cân bằng, bạn nên chú ý hơn tới việc bổ sung canxi cho trẻ. Nếu bé không uống hoặc uống rất ít sữa, hãy cân nhắc bổ sung thêm canxi từ các loại thực phẩm bổ sung cho bé. 

Cách 5: Sử dụng dụng cụ bảo vệ hàm

trẻ ngủ hay nghiến răng
Dụng cụ bảo vệ hàm cho trẻ khi ngủ

Đây là dụng cụ bảo vệ để ngăn hai hàm răng chạm vào nhau, giảm nguy cơ mẻ răng, mòn men răng ở trẻ ngủ hay nghiến răng. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dụng cụ này.

Cách 6: Mẹo chữa trẻ ngủ nghiến răng từ dân gian

- Cách chữa nghiến răng bằng đậu đen hầm muối: đây là món ăn thanh nhiệt, giải độc tốt cho cơ thể. Bạn chỉ cần nấu cháo đỗ đen như bình thường, nhưng thay vì đường ta sẽ cho thêm muối vào đỗ đen. Sau đó cho bé ăn cả nước lẫn cái liên tục trong 2 - 3 tuần.

- Chữa nghiến răng khi ngủ dân gian bằng pín lợn (bộ phận sinh dục của lợn đực): Pín lợn rửa sạch rồi bóp với muối cho hết mùi hôi. Cắt khúc khoảng 5cm, cho vào bát thêm chút gia vị. Hấp cách thủy cho chín (không nên hầm quá nhừ) rồi ăn với cơm hoặc ăn riêng. Ăn liên tục trong khoảng 9 - 10 ngày.

- Sử dụng gối tàm sa (phân con tằm): tàm sa phơi khô lấy làm ruột gối cho trẻ bị nghiến răng nằm. Tuy nhiên, mẹo này thường chỉ hiệu quả khi người bệnh sử dụng gối đó, nếu dừng tình trạng nghiến răng sẽ quay trở lại. Do đó cần phải thay ruột gối thường xuyên.

Cách 7: Bài thuốc đông y chữa nghiến răng

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm bài thuốc chữa nghiến răng cho trẻ. Theo đông y, nguyên nhân trẻ em đi ngủ nghiến răng là do uất nhiệt ở can kinh. Do đó sẽ dùng phương pháp thanh nhiệt lợi thấp, kết hợp châm cứu (huyệt hạ quan, giáp xa, thính nội, hành gian) khoảng 1h trước khi đi ngủ và bài thuốc: bạch truật, sinh khương, sinh địa, sa tiền, bạch linh, bạch thược,... Nếu áp dụng các phương pháp chữa nghiến răng cho trẻ tại nhà nhưng không đỡ thì bạn có thể hỏi ý kiến Thầy thuốc về bài thuốc này.

Hầu hết trẻ ngủ hay nghiến răng sẽ khỏi khi răng sữa được thay thế hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít trường hợp tiếp tục gặp phải chúng sau đó. Vì vậy, cha mẹ nên theo dõi và kiên trì áp dụng các cách trên để loại bỏ chúng hoàn toàn nhé. 

Tham khảo thêm: trẻ ngủ mở mắt do nguyên nhân gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VB9