Trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ nếu diễn ra thường xuyên sẽ không chỉ tác động tiêu cực tới giấc ngủ của cha mẹ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nhiều khi chúng đột nhiên xảy ra mà mẹ không rõ lý do tại sao. Để giúp trẻ dễ ngủ, ngủ ngon hơn, trước hết hãy xem đúng nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này mẹ nhé.
1/ Trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ do nguyên nhân nào?
Thông thường việc trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ khiến không ít cha mẹ lo lắng. Phải làm sao để hiểu rõ tình trạng của con và để con có giấc ngủ đầy đủ đúng với độ tuổi phát triển. Dưới đây hãy cùng Bengungon tìm hiểu 9 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:
Trẻ bú chưa đủ hoặc quá no
Khi thấy bé bụ mẹ xong những vẫn không ngủ trước hết các mẹ cần quan sát xem bé đã thực sự bú đủ hay chưa. Trên tiến trình phát triển, dạ dày của bé sẽ tăng dần kích thước để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Chính vì thế mà nhu cầu bú cũng tăng dần lên. Như:
- Bé mới chào đời: cần 6 - 7ml/cữ bú
- Bé 3 ngày sau sinh: cần 22 - 27ml/cữ bú
- Bé sau sinh 1 tuần: cần 40 - 60ml/cữ bú
- Bé 2 tuần - 2 tháng tuổi: cần 60 - 120ml/cữ bú
Con sẽ quấy khóc không chịu ngủ khi còn đói. Và khi đã đủ no, bé sẽ thoải mái và không còn quấy khóc nữa, ngực mẹ cũng không còn căng cứng nữa... Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh cho trẻ bú quá no khiến đường tiêu hóa con không thoải mái, tức bụng gây khó ngủ.
Mẹ thiếu sữa hoặc không có sữa
Điều này thường xảy ra ở những ngày đầu sau sinh, khi sữa mẹ chưa về nhiều hoặc xảy ra khi mẹ ăn uống kiêng khem, sữa ít dinh dưỡng nên bé phải bú nhiều hơn.
Khả năng bú của bé yếu
Mỗi bé sẽ có lực bú khác nhau. Đặc biệt, các bé sinh non hoặc bé có vấn đề nhiệt miệng, nấm miệng, viêm lưỡi bản đồ,... thì lực bú sẽ yếu hơn. Do đó, trẻ phải bú lâu hơn, bú nhiều lần mới có đủ lượng sữa tiêu chuẩn.
Ngoài ra, ban đêm trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ cũng có thể do tốc độ sữa mẹ xuống buổi tối khá chậm nên bé phải bú lâu hơn.
Do thói quen bú lúc nửa đêm
Khi mẹ thường xuyên cho bé bú trước khi đi ngủ và để trẻ ngủ khi đang bú thì con sẽ hình thành phản xạ tự nhiên, liên kết giữa việc ngủ và bú. Dần dần, bé dễ có thói quen thức dậy lúc nửa đêm để bú. Hoặc cho trẻ bú quá sớm, ban đêm bé đói cũng dẫn tới tình trạng này.
Nếu mẹ đang mắc phải nguyên nhân nay, hãy điều chỉnh lại và cho bé bú trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ thôi nhé.
Do tác động từ môi trường
Hệ thần kinh của trẻ còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, cộng với chu kỳ giấc ngủ hầu hết là các giấc ngủ nông nên bé rất dễ bị tác động bởi các yếu tố từ môi trường. Một yếu tố nhỏ thôi cũng có thể khiến em bé sơ sinh bú xong không chịu ngủ.
Không gian ngủ tốt rất cần sự yên tĩnh, thông thoáng và đặc biệt là không có ánh sáng mạnh, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử. Bởi chúng sẽ ức chế não bộ tiết melatonin.
Các tế bào trong cơ thể chúng ta không sử dụng đồng hồ hữu hình bên ngoài để biết thời gian đi ngủ, mà sử dụng tín hiệu từ melatonin - một hormone được tiết ra bởi tuyến tùng, tăng tiết vào ban đêm để giúp cơ thể buồn ngủ, ngủ sâu giấc và giảm tiết vào ban ngày để cơ thể tỉnh táo trở lại.
Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, nhịp sinh học chưa được hình thành nên các bé thường ngủ ngày cày đêm. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, nếu bé lớn hơn, đặc biệt từ 6 tháng tuổi trở đi mà vẫn chưa có thói quen ngủ tốt, rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, hay giật mình về đêm,... cha mẹ có thể hỏi thêm bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ.
Tham khảo thêm bài viết: bé cai sữa không chịu ngủ nguyên nhân vì sao?
Trẻ mọc răng
Răng nhú lên làm bé ngứa lợi, thậm chí là sốt, rối loạn tiêu hóa nên con sẽ ngủ ít hơn. Nếu những ngày gần đây bé thường chảy nước dãi, đưa tay lên miệng,... thì mẹ nên quan sát thêm miệng bé có đang mọc răng hay không.
Nếu đây là nguyên nhân trẻ sơ sinh bú mẹ xong không chịu ngủ, bạn có thể giúp bé khắc phục cơn đau, ngứa này bằng cách cho bé ngậm núm vú giả đã được làm mát trong tủ lạnh, hoặc chườm khăn lạnh.
Trẻ nghẹt mũi
Đây cũng là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ sơ sinh khó ngủ bởi đường thở của con còn hẹp, dịch nhầy mũi dễ bị ứ đọng.
Nếu bè thở khò khè, nghẹt mũi, sổ mũi,... bạn nên nhỏ mũi cho bé với muối sinh lý hoặc muối ưu trương. Trong trường hợp bé nghẹt mũi lâu ngày, niêm mạc mũi có thể đã bị sưng lên làm hẹp đường thở thì dùng muối ưu trương với hàm lượng muối cao, khả năng kháng khuẩn, giảm viêm tốt thì sẽ cho hiệu quả cao hơn.
Bé đang tập lẫy, bò, thích hóng chuyện
Lúc này, trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ nhưng cũng không có dấu hiệu mệt mỏi nào cả. Ngược lại, con lại bi bô muốn nói chuyện với mẹ, hay ngọ nguậy muốn thực hành những gì đã học được trong ngày như lẫy, bò, nói chuyện, tương tác với người thân,...
Giai đoạn này, mẹ hãy cố gắng tiếp chuyện trẻ để con được phát triển tự nhiên theo cách bé muốn nhé. Và dù bé không chịu ngủ do nguyên nhân nào, mẹ cũng hãy cố gắng đề không gian ngủ ít ánh sáng hoặc ánh sáng vàng nhẹ tạo cảm giác thư giãn.
Một số trường hợp bé bám hơi mẹ
Các bé luôn cảm thấy an toàn khi được áp mặt vào bầu ngực thân quen của mẹ. Nên ở các bé hay “bám” mẹ, đôi khi con chỉ muốn gần mẹ chứ không phải do đói hay bú chưa đủ no. Việc tương tác cơ thể với trẻ sẽ tốt cho sự phát triển tâm lý của con. Tuy nhiên, cần tránh để điều này trở thành sự lệ thuộc, bám mẹ quá mức.
Bạn sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên trì hơn để khắc phục vấn đề này. Đầu tiên, hãy tập cho trẻ ngủ trưa một mình, sau khi bé quen mới tập vào ban đêm. Chắc chắn thời gian đầu bé sẽ khóc, nhưng bạn chưa nên dỗ trẻ vội. Dần dần bé sẽ tự nín và đi ngủ được.
2/ Giải pháp giúp bé ngủ ngon sau khi bú
- Đảm bảo bé đã bú đủ no. Đây là yếu tố đầu tiên bạn cần lưu ý tới. Hoặc nếu lo ngại bé đã bú quá no nên khó ngủ lại, bạn có thể massage bụng cho bé để con tiêu hóa dễ dàng hơn, giúp bé ợ hơi sau khi bú.
- Đảm bảo không gian ngủ yên tĩnh, thông thoáng, nhiệt độ vừa phải, ít ánh sáng
- Tạo cảm giác thoải mái và an toàn cho bé bằng các cách như: vỗ về, hát ru… hay quấn chũn.
- Kiểm tra để đảm bảo quần áo bé thông thoáng, bỉm khô ráo,...
- Khắc phục các triệu chứng khó chịu liên quan đến bệnh lý trẻ đang gặp phải như nghẹt mũi, mọc răng,...
Hy vọng bạn đã tìm thấy được nguyên nhân trẻ sơ sinh bú xong không chịu ngủ qua bài viết. Hãy thực hành khắc phục chúng để cả bé và cha mẹ có những giấc ngủ về đêm trọn vẹn nhé!
Tham khảo thêm bài viết:
Trẻ sơ sinh ngủ 30 phút lại dậy
Trẻ sơ sinh nên ngủ từ mấy giờ tối là tốt nhất để phát triển